quê hương Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/tag/que-huong/ [ - Góc nhỏ tĩnh lặng ~ Bởi cuộc đời dài rộng lắm, yêu thương lại rất gần - ] Thu, 01 Apr 2021 06:11:38 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 https://i0.wp.com/goccanh.com/wp-content/uploads/2021/01/image-1.jpg?fit=32%2C32&ssl=1 quê hương Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/tag/que-huong/ 32 32 187908604 Tạp bút – Bến sống quê https://goccanh.com/ben-song-que/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=ben-song-que Sat, 29 Aug 2020 06:31:53 +0000 https://goccanh.wordpress.com/2020/08/29/ben-song-que/ Thế là lại sắp đến rằm tháng Bảy. Trong quê tôi, rằm tháng Giêng và tháng Bảy cúng to lắm. Anh em bạn bè khắp nơi mọi xứ đều cố gắng thu xếp công việc để trở về quê, về nhà. Nhiều năm trước tôi cũng hay “theo đuôi” bố về quê, mà mấy năm […]

The post Tạp bút – Bến sống quê appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Thế là lại sắp đến rằm tháng Bảy. Trong quê tôi, rằm tháng Giêng và tháng Bảy cúng to lắm. Anh em bạn bè khắp nơi mọi xứ đều cố gắng thu xếp công việc để trở về quê, về nhà. Nhiều năm trước tôi cũng hay “theo đuôi” bố về quê, mà mấy năm gần đây, vướng hai bạn nhỏ nên không về được thường xuyên nữa. Bữa nay xem lại ảnh lưu trữ trên Flickr, thấy bức ảnh bến sông quê, lòng tự nhiên thấy nhớ vô cùng những lần về quê, buổi trưa lững thững đi dọc con đường đất cạnh mương trước nhà ông bà nội, dẫn ra bờ tre gió xào xạc, lặng ngắm sông Lam buổi trưa hè.

Ảnh: bến sông Lam (GC powershot G11)

Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố. Lớn thêm chút xíu nữa thì đam mê rong ruổi đến những nơi xa lạ, mới mẻ. Trong ký ức tuổi thơ tôi, làm gì có những buổi trưa trốn ngủ chơi ngoài bờ sông, làm gì có những lần gắng sức bơi ra cồn cát giữa sông rồi trở lại, làm gì có những lần mắc võng tránh nóng giữa bụi tre… Hồi tôi còn nhỏ, có lần bố cõng tôi bơi ra giữa sông, giữ cho tôi quẫy đạp giữa dòng nước mát lạnh. Bơi cho đã rồi trở về nhà bác họ cạnh nhà ăn bát cơm canh hến rau tạp tàng, rồi ngủ một giấc thật ngon lành, chẳng phải lo nghĩ gì. Về sau lớn lên, cuộc sống nhiều khi đầy rẫy những lo toan và mệt mỏi, lúc ấy mới thấy nhớ thật nhớ những ngày thoải mái ngồi ngắm bến sông.

Lần nào về quê tôi cũng mê ra bến sông ngồi hóng gió, dù gió Lào mùa hè đôi khi chỉ làm rát mặt chứ có thấy mát mẻ gì đâu. Hồi tôi bé, bố đưa tôi ra tắm sông. Hồi bé lớn nhà tôi bắt đầu biết ngồi, vịn đứng, về quê lần đầu đã được bố mẹ tôi cho chạm chân xuống nước sông Lam mát lạnh và trong lành. Năm ngoái tôi về quê, mấy nhà trong xóm chỉ còn các ông bà già đã lớn tuổi lắm rồi, những người trẻ phần lớn đều ra thành phố hoặc đi xa để học hành, làm ăn, có mấy ai trở về. Mới có một năm không về quê, hai bác họ tôi sống kế bên nhà ông bà nội đã lần lượt ra đi vì tuổi già sức yếu. Cảnh còn người mất, xóm quê càng trở nên vắng vẻ, bến sông quê càng trở nên đìu hiu.

Năm nay tôi đã có kế hoạch để đưa hai bạn bé về quê, nhưng dịch covid bùng lên đợt 2 làm tất cả dời lại vô thời hạn. Lần tới tôi trở về, chắc hẳn bụi tre vẫn còn đó, khung cảnh yên bình vẫn còn đó, cồn cát còn đó, dòng sông Lam chắc cũng vẫn mát lạnh như vậy. Dù chẳng cần chụp lại bằng máy ảnh ống kính rời đời mới hay điện thoại smartphone cao cấp, khung cảnh và cảm giác sẽ vẫn được lưu lại trong ký ức của tôi. Chỉ cần nghĩ đến và nhớ về, là thấy ngọt ngào và bình yên!

NA
Ảnh: GC powershot G11
28/8/2020

sông_Lam #bến_sông_quê #bình_yên #tạp_văn #naho #goccanh

The post Tạp bút – Bến sống quê appeared first on Góc Cạnh.

]]>
907
Tạp văn – Quê hương tôi https://goccanh.com/tap-van-que-huong-toi/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tap-van-que-huong-toi Thu, 09 Oct 2014 23:22:39 +0000 http://nahovn.wordpress.com/?p=201 Ảnh: sông Lam (GG) Tôi sinh ra ở ngoại thành Hà Nội, giờ cũng đang ở tại thủ đô, nhiều năm nay cứ rong ruổi khắp nhiều nơi cả trong và ngoài nước, nhưng mỗi khi nhắc đến Nghệ An – miền đất “gió Lào cát trắng”, “chó ăn đá gà ăn sỏi” – trong […]

The post Tạp văn – Quê hương tôi appeared first on Góc Cạnh.

]]>

Ảnh: sông Lam (GG)

Tôi sinh ra ở ngoại thành Hà Nội, giờ cũng đang ở tại thủ đô, nhiều năm nay cứ rong ruổi khắp nhiều nơi cả trong và ngoài nước, nhưng mỗi khi nhắc đến Nghệ An – miền đất “gió Lào cát trắng”, “chó ăn đá gà ăn sỏi” – trong lòng lại dấy lên biết bao nhiều niềm thương yêu trìu mến bởi hai chữ QUÊ HƯƠNG.

  1. Nghệ An nằm cách Hà Nội khoảng 300 cây số, chạy xe ô tô liên tục, đường xá thuận lợi cũng mất hơn 6 tiếng. Trước đây chưa có điều kiện, mỗi năm một, hai lần, nhà tôi thường mua vé tàu từ ga Hà Nội lúc 9 giờ tối, tới ga Vinh là vừa vặn 5 giờ sáng, đi tối thứ sáu, về ngày thứ hai là kịp để bố mẹ đi làm, chị em tôi đi học. Bây giờ, chỉ cần ra bến xe Nước Ngầm hoặc Mỹ Đình là có thể dễ dàng mua vé giường nằm chất lượng cao, đi ra đi vô dễ như ăn kẹo.

Nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An bị ảnh hưởng bởi cả gió Đông Bắc và gió Lào nên thời tiết quanh năm có mấy khi được dễ chịu. Mùa đông lạnh cắt da cắt thịt mỗi khi gió từ phương Bắc thổi tới, mang theo cả những cơn mưa dầm dề, vừa buốt lại vừa bẩn. Mùa hè thì gió Lào ùa sang làm không khí nóng nực, bức bối, chỉ ngồi không trước hiên nhà đôi khi cũng thấy khó thở. Phải chăng vì thế mà có những người con sinh ra và lớn lên ở thành phố, có khi chuẩn bị về quê lại thấy ngại ngần?

  1. Hồi nhỏ ký ức của tôi mỗi lần về quê là những chiếc vé tàu được mua trước cả tuần, đêm nằm trên tàu nghe tiếng bánh xe bằng sắt trên đường ray ầm ầm, những người khó ngủ dễ chừng phải thức nguyên đêm. Một toa giường nằm thường có 6 giường, ai may mắn là mua được vé ở tầng 1, vừa thoải mái lại vừa có thể ngồi nhìn qua cửa sổ, khi đi qua thành phố có thể thấy ánh đèn đường vàng vọt, những chiếc xe kiên nhẫn chờ đợi đằng sau ba-ri-e, lúc bình minh lại được ngắm nhìn những khung cảnh thiên nhiên trôi vùn vụt phía bên ngoài. Nhiều năm gần đây, tôi nghe nói ban quản lý đường sắt phải cho lắp thêm lưới mắt cá phía bên ngoài cửa sổ vì có hành khách trong lúc ngắm cảnh đã bị trẻ con nông thôn đùa nghịch ném đá chảy máu đầu. Không biết thực hư câu chuyện tới đâu, nhưng quả thật là gần đây cửa sổ trên tàu hỏa đều có thêm lưới phía ngoài, tuy hạn chế tầm nhìn nhưng có lẽ sẽ an toàn hơn cho khách đi đường.

Ngày trước, đồ đạc chuẩn bị về quê được sắp sẵn trong mấy chiếc túi du lịch nặng trĩu vai, được phân chia cho mấy bố mẹ con mang xách, vừa đi vừa phải đổi tay liên tục. Những lần về quê thường được kết hợp với chuyến nghỉ hè ở Cửa Lò nên trong trí nhớ của tôi, quê hương là bãi biển trải dài dưới ánh nắng mùa hè kia chứ không phải là nhà ông bà nội khuất dưới triền đê, là rú Thành sông Lam. Vì thế nên cứ mỗi khi kết thúc năm học, tôi lại háo hức để được “về quê”, thực chất là mong được ra biển. Mãi đến khi lớn lên, tôi mới cảm nhận được rõ ràng sự êm ái khi ngồi trên những mỏm đá ở lưng chừng núi Thành nhổ cỏ may găm nơi ống quần, nghe gió từ sông Lam thổi lên mát rượi. Có phải là cảm giác yêu quê hương “khi nghe trái tim mình rung động”, để sẵn sàng “đi qua mấy sông vượt mấy đèo, dẫu trèo lên đỉnh cao mấy núi cũng lặn lội về thăm” đó chăng?

  1. Vài năm trước, không rõ dự án du lịch nào đã quyết định đầu tư xây dựng con đường du lịch sinh thái từ Nam Đàn quê Bác thẳng ra Cửa Lò dài mấy chục cây số, đi ngang quê tôi. Những đoạn đường đất đỏ, cứ mỗi đợt mưa là lầy lội không chạy nổi xe được thay bằng đường nhựa phẳng lỳ, có vạch phân cách rõ ràng, chạy êm ru. Không biết có đoàn du lịch nào kiên nhẫn chạy dọc con đường du lịch hay chưa, nhưng con đường dẫn đến từng làng từng xóm, đến đền ông Hoàng Mười, đền thờ Quang Trung đã được cải thiện hơn, người dân đi lại cũng đỡ vất vả. Suốt dọc đường quê tôi, chỉ có con đường đê là thay đổi so với nhiều năm về trước, nhà cửa tuy có khang trang hơn nhưng vẫn giữ nguyên những nếp nhà và cột gỗ xưa kia.

Nhà ông bà nội tôi ở xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, được làm bằng gỗ, nằm ở ngoài đê, chỉ vài bước là đến lũy tre làng cạnh bờ sông Lam. Hồi tôi còn nhỏ, mùa hè hai bố con còn ra giữa sông bơi và bắt hến. Giờ bờ sông đã được kè lại để tránh sụt lở, phù sa bồi đắp thêm, lại có vài tàu khai thác cát làm nước sông Lam đục ngầu, tôi chỉ có thể đứng nhìn chứ không được “úp mặt vào sông quê” như lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết nữa. Bây giờ, đa số người dân ở quê đã tìm đường học tập và làm ăn ở đô thị, gần nhất cũng là thành phố Vinh, mỗi lần nghe ai nói học xong sẽ trở về quê hương làm việc lòng tôi lại thấy bâng khuâng lắm.

  1. Giờ đây, tôi đã quen với những con đường ở quê, biết đi từ chỗ này qua chỗ kia mà không cần tới sự chỉ dẫn của Google Maps nữa. Ngược lên triền dốc của rú Thành, tôi đã có thể tìm thấy chính xác mộ phần của ông bà và bác đã mất. Tôi cũng đã quen gần hết với những từ địa phương, dù mọi người có nói nhanh vẫn hiểu được. Còn gì yên bình hơn khi đi trên triền đê, gặp những ông già bà cả ở quê nhưng giọng nói vẫn sang sảng: “Cô chú và con mới ở Hà Nội về đó hả?” bằng ngôn ngữ nhiều người cho là nặng nề, với tôi lại thân thương quá đỗi.

Có lần đứng trên bến sông quê, tôi chợt bắt gặp một con đò nhỏ neo đậu làm cả không gian thật yên bình. Tôi thấy lòng mình ấm áp bởi vẫn có nơi để tôi nhớ tôi thương, bởi “quê hương là chùm khế ngọt”, qua thời gian càng lắng lại trong lòng.

Na Hồ

Hà Nội, 13/02/2014

The post Tạp văn – Quê hương tôi appeared first on Góc Cạnh.

]]>
201