Norwegian wood Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/tag/norwegian-wood/ [ - Góc nhỏ tĩnh lặng ~ Bởi cuộc đời dài rộng lắm, yêu thương lại rất gần - ] Thu, 01 Apr 2021 06:14:06 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 https://i0.wp.com/goccanh.com/wp-content/uploads/2021/01/image-1.jpg?fit=32%2C32&ssl=1 Norwegian wood Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/tag/norwegian-wood/ 32 32 187908604 [Review sách] “Rừng Na Uy” ~ cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi như vậy https://goccanh.com/review-sach-rung-na-uy-cuoc-song-co-nhung-mang-am-u-va-tran-trui-nhu-vay/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=review-sach-rung-na-uy-cuoc-song-co-nhung-mang-am-u-va-tran-trui-nhu-vay Sat, 26 Dec 2020 15:40:18 +0000 https://goccanh.wordpress.com/2020/12/26/review-sach-rung-na-uy-cuoc-song-co-nhung-mang-am-u-va-tran-trui-nhu-vay/ Tôi đã đọc xong “Rừng Na Uy”, cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cho dù đọc bằng thứ ngôn ngữ nào đi nữa, tới khi kết thúc vẫn là ám ảnh về cuộc đời của những nhân vật, trong quá trình sống và trưởng thành đã vô tình xuất hiện những vết xước trong […]

The post [Review sách] “Rừng Na Uy” ~ cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi như vậy appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Tôi đã đọc xong “Rừng Na Uy”, cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cho dù đọc bằng thứ ngôn ngữ nào đi nữa, tới khi kết thúc vẫn là ám ảnh về cuộc đời của những nhân vật, trong quá trình sống và trưởng thành đã vô tình xuất hiện những vết xước trong tinh thần, những nỗi cô đơn, hoang mang không dễ dàng có thể nhận biết, hay cả những bế tắc đến tột cùng rồi dẫn đến cái chết. Có lẽ không chỉ có bối cảnh trong truyện, mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày đều sẽ có những mảng âm u như vậy.

Ảnh: bìa sách “Rừng Na Uy” bản tiếng Anh (GG images)

“Rừng Na Uy” là hồi ức của nhân vật Toru Watanabe, là những ký ức hiện lên nguyên vẹn về năm tháng tuổi trẻ, về những trải nghiệm và ám ảnh trong quá trình trưởng thành, đeo bám suốt cả cuộc đời. Những nhân vật như Kizuki, Naoko, Midori hay như Reiko, Nagasawa, Hatsumi, dù xuyên suốt dòng hồi tưởng hay chỉ thoáng qua, cũng đều bộc lộ những thế giới nội tâm giằng xé. Dù bên ngoài họ có bình thường hay cố tỏ ra bình thường đến thế nào đi nữa, thì sâu thẳm bên trong họ đều là những nỗi đau đi theo năm tháng, là vết sẹo tưởng đã mờ nhưng mỗi khi chạm vào lại bất lực và đau đớn vô cùng. Ngay cả Toru, một thanh niên sống đúng “trend” của bối cảnh câu chuyện, nước Nhật của những năm 60, có vẻ như một người hoàn toàn bình thường, lại bị ảnh hưởng sâu sắc từ cái đêm mà người bạn thân Kizuki vĩnh biệt cuộc sống ở tuổi 17. “Và từ ấy một ngọn gió lạnh gay gắt đã ngăn cách tôi với thế giới”.

“Rừng Na Uy” như một thế giới thu nhỏ với các kiểu người khác nhau, tính cách khác nhau và số phận khác nhau. Ai cũng có những câu chuyện của cuộc đời mình để có thể kể từ trang sách này qua trang sách khác. Đôi khi, những câu chuyện của Midori hay Reiko rải rác khắp các chương của cuốn sách, nhưng khi ghép lại với nhau lại là một cuộc đời hoàn chỉnh với những biến cố, sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống cũng như suy nghĩ, đời sống tinh thần và cả quãng đời còn lại của họ. Cái hay của tác giả Murakami Haruki là ông không cần dùng ngôn từ mạnh mẽ vẫn có thể diễn đạt được cái dữ dội của xã hội, của diễn biến truyện, hay của nội tâm con người. Mọi thứ diễn ra đều vô cùng tự nhiên trong dòng hồi tưởng của nhân vật Watanabe.

Qua những câu văn nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm nỗi cô đơn và bất lực, tác giả Haruki đã phác hoạ được sự bế tắc của mỗi nhân vật. Là Midori hào phóng, sảng khoái nhưng khao khát tình yêu thương của bố mẹ ngay trong gia đình của mình, “nếu họ, bố mẹ tớ, đã yêu tớ hơn một chút, có lẽ tớ đã xúc cảm nhiều hơn”. Là Naoko rụt rè, sống nội tâm, trải qua quá trình điều trị tâm lý tưởng chừng đã tốt lên rất nhiều, vẫn không có niềm tin với Thế giới bên ngoài, “không ai có thể chắc liệu thế giới bên ngoài có chấp nhận bọn mình như thế hay không”. Là Reiko, giống như một tài năng âm nhạc, hào sảng, lại bộc lộ một sự đơn độc đến tận cùng trong câu nói “chẳng có ai đợi tôi ra ở ngoài đó, chẳng có gia đình nào đón tôi trở lại”. Với tôi, bao trùm lên tất cả “rừng Na Uy”, nếu không phải là cái chết bằng cách tự tử thì là những con người đã lựa chọn sự sống và phải trả giá để sống cuộc đời đẹp hết sức mình.

Mỗi nhân vật tự tử chết bằng cách khác nhau trong truyện đều để lại những ký ức vụn vỡ và nhỏ nhặt cho người ở lại. Họ phải bế tắc với cuộc sống tới mức nào mới có đủ can đảm để lựa chọn cái chết. Chết, không chỉ đeo bám suốt đời cho những nhân vật có liên quan trong truyện, mà tạo nên cả sự ám ảnh cho người đọc. Đó là xã hội Nhật của truyện, cũng là hiện thực xã hội bây giờ, khi nhiều người đã không chịu nổi áp lực của cuộc sống, quyết định giải thoát cho bản thân mình.

Cuối cùng, “rừng Na Uy” bị gán rate 18+ có lẽ một phần vì những đoạn miêu tả đầy nhục dục trong mỗi chương sách. Đó là những cuộc ăn chơi, tìm bạn tình, lên giường cùng nhau, những đoạn đối thoại trần trụi… của những người trẻ tuổi bất lực với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Nhưng hơn hết, tôi nghĩ với ý nghĩa sâu bên trong hình tượng mỗi nhân vật, mỗi diễn biến, với ám ảnh về sự cô đơn, bất lực, ám ảnh về cái chết, cuốn sách này cũng chỉ thực sự phù hợp với những người “đã lớn”. Chỉ khi đã trưởng thành hơn và trải nghiệm cuộc sống, người đọc mới thấy được hết giá trị mà “rừng Na Uy” đã mang lại. Và tôi, tôi biết cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi y như truyện vậy đó.

NA
2020/09/05

#rừng_na_uy #norwegianwood #review #review_sách #bookreview

The post [Review sách] “Rừng Na Uy” ~ cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi như vậy appeared first on Góc Cạnh.

]]>
963