em bé của mẹ Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/tag/em-be-cua-me/ [ - Góc nhỏ tĩnh lặng ~ Bởi cuộc đời dài rộng lắm, yêu thương lại rất gần - ] Sun, 03 Apr 2022 15:19:18 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 https://i0.wp.com/goccanh.com/wp-content/uploads/2021/01/image-1.jpg?fit=32%2C32&ssl=1 em bé của mẹ Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/tag/em-be-cua-me/ 32 32 187908604 [ Raising babies ] Mình đã làm gì khi em bé tức giận? https://goccanh.com/raising-babies-minh-da-lam-gi-khi-em-be-tuc-gian/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=raising-babies-minh-da-lam-gi-khi-em-be-tuc-gian Wed, 16 Feb 2022 08:37:02 +0000 http://goccanh.com/?p=1351 Trẻ em thường chưa kiểm soát được hành vi cũng như cơn tức giận của mình khi gặp bất kỳ chuyện gì không vừa ý. Có những em bé bẩm sinh tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, nhưng hầu hết các bé đều có những lứa tuổi và giai đoạn “nổi loạn”. Tuy vậy, […]

The post [ Raising babies ] Mình đã làm gì khi em bé tức giận? appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Trẻ em thường chưa kiểm soát được hành vi cũng như cơn tức giận của mình khi gặp bất kỳ chuyện gì không vừa ý. Có những em bé bẩm sinh tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, nhưng hầu hết các bé đều có những lứa tuổi và giai đoạn “nổi loạn”. Tuy vậy, mình luôn cho rằng bất kỳ cảm xúc nào của con cũng có thể điều chỉnh và rèn luyện khả năng kiềm chế được. Thói quen điều chỉnh cảm xúc sẽ là một trong những điều có ích nhất cho cuộc sống của con khi lớn lên sau này.

Ảnh: The washington post

Trước đây, mỗi khi Mầm – Lá gào khóc, bực bội và tức giận, mình rất mệt mỏi. Đôi lúc mình cũng bị cuốn theo cảm xúc tiêu cực vì bản thân đã mệt với công việc và những kế hoạch dồn dập. Đã rất nhiều lần mình để cảm xúc bùng lên, rồi sau đó cảm thấy vô cùng ăn năn, rồi mình tự hỏi phải chăng vì mình cáu giận, nên hai em bé cũng bắt chước theo hay không. Mình tìm đọc những bài viết, bài báo và kết quả nghiên cứu về cơn cáu giận của trẻ, có nhiều bài mình phải ồ lên vì đúng với vài hoàn cảnh của mình khi phải “chiến đấu” với Mầm và Lá hàng ngày.

Cùng với vài lần ồ, à và kinh nghiệm lụm lặt trong suốt 4 năm nuôi dạy Mầm – Lá, mình phát hiện ra rằng cơn giận nào của trẻ em hình như cũng đều có lý do. Bố mẹ chỉ cần dành thời gian để lớn lên cùng con, để nhìn ra được cơn giận nào là bất thường, tự mình luôn nâng cao bản thân để “xử lý”, “hoá giải”. Rồi mình cũng ngạc nhiên về khả năng kiềm chế và kiên nhẫn của mình mỗi khi đồng hành cùng con, rồi cũng thấy mọi thứ trở nên đơn giản hơn nhiều.

TẠI SAO TRẺ CÁU GIẬN?

  1. Nhu cầu không được đáp ứng khiến trẻ bực tức. Hàng ngày, mỗi khi trẻ cáu giận, bố mẹ và người lớn nếu thoả hiệp bằng cách làm theo yêu cầu của bé sẽ tạo thành tiền lệ xấu. Dần dần, em bé nắm được điểm yếu của mọi người là sợ những cơn khóc và tức tối của con, sẽ lấn tới bằng việc sẵn sàng để cảm xúc bùng phát bất cứ lúc nào. Cơn cáu giận của trẻ lẽ ra chỉ kéo dài 5-10 phút, thì bây giờ sẽ tăng lên cho tới khi đòi hỏi của trẻ được đáp ứng.
  2. Khả năng kiềm chế của trẻ còn kém, đặc biệt là những em bé dưới 4 tuổi. Hàng ngày, người lớn cũng phải trải qua sự biến động của rất nhiều cảm xúc. Trẻ em cũng vậy. Điều khác nhau giữa người lớn và trẻ nhỏ là khả năng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực từ môi trường xung quanh hoặc do nhu cầu của bản thân không được thoả mãn. Vì khả năng kiềm chế kém nên trẻ thường thể hiện một cách chân thực nhất những gì mà trẻ đang cảm thấy. Cảm xúc mỗi lần bùng phát của trẻ bị bỏ qua sẽ dẫn tới sự chai lỳ hoặc thói quen che giấu cảm xúc của trẻ.
  3. Trẻ thu hút sự chú ý, quan tâm khi cảm thấy mình không được yêu thương đầy đủ.
  4. Trẻ có vấn đề về tâm lý, tinh thần. Áp lực cuộc sống mỗi ngày vượt quá sự chịu đựng của trẻ, thiếu đi sự hỗ trợ và dẫn dắt tinh thần của người lớn khiến trẻ hoang mang, căng thẳng. Sự căng thẳng dẫn tới sự tức giận.

KHI NÀO CƠN BỰC BỘI CỦA BÉ TRỞ NÊN NGUY HIỂM?

Cũng như người lớn, mình tin rằng em bé cũng cần phải đối mặt với những cảm xúc của bản thân và học cách kiềm chế cảm xúc của mình mới có thể lớn lên và ngày càng vững vàng hơn. Tuy nhiên, sau khi đọc thêm sách vở, tài liệu, mình đã biết được rằng đôi lúc cơn tức giận của em bé là dấu hiệu của những hệ quả lớn hơn về sau. Nói cách khác, có những lúc cơn giận của em bé trở nên vô cùng nguy hiểm mà mình cần phải nhận biết sớm để nhìn lại cách hướng dẫn con của bản thân, cũng như có hướng điều chỉnh để giảm những “vết xước” trong quá trình lớn lên của con. Mầm – Lá chắc chắn không thể hoàn hảo, nhưng mình cùng ox vẫn luôn cố gắng để xử lý những cơn cáu kỉnh hàng ngày của con.

Với mình, mình sẽ lo lắng và tìm cách xử lý khác cho con nếu Mầm – Lá có những biểu hiện như:

  • Liên tục nói dối để trả lời câu hỏi của người lớn trong cơn tức giận.
  • Tự làm đau bản thân mình vì cho rằng như thế sẽ được quan tâm hơn.
  • Trở nên vô cùng hiếu chiến mỗi khi cơn tức giận bùng lên.
  • Khó để bình tĩnh trở lại và nói chuyện cùng bố mẹ về cơn tức giận vừa diễn ra.
  • Cơn tức giận của con có ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập.

BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CON CÁU GIẬN?

Thật sự, có nhiều lúc đứng trước cơn cáu giận đầy bướng bỉnh của Mầm – Lá, mình cảm thấy căng hết cả đầu óc, chỉ muốn quát tháo để mọi thứ yên tĩnh trở lại. Nhưng qua rất nhiều lần, mình biết chỉ có bản thân mình vô cùng kiên nhẫn và bình tĩnh, mới có thể “trấn áp” được sự cáu kỉnh của con.

Mỗi lần như vậy, mình tự nhủ trước hết mình phải thật bình tĩnh. Có những lần, mình quá căng thẳng nên mình đã gào lên, rất to. Lập tức tiếng khóc của con im bặt, nhưng chính sự yên tĩnh ấy đã “đánh thức” mình. Mình nhìn thấy sự hoảng sợ trong ánh mắt ngơ ngác của Mầm – Lá, khi ấy hai em bé ngừng cơn tức giận vì sợ nhiều hơn là đã bình tĩnh lại. Mình đã từng nghĩ rằng, do có những lần mình không kiềm chế được cơn stress nên em bé học tập theo. Thế nên mỗi ngày mình lại càng cố gắng để kiềm chế và giải toả những cảm xúc tiêu cực. Ít nhất để có thể cứng lòng trước những đòi hỏi vô lý của con, nhưng vẫn bình tĩnh ôm lấy em bé để hỏi: “con đang cảm thấy thế nào, có buồn không?”, “bây giờ chúng mình có thể làm gì để con vui hơn nhỉ?”, “con có muốn làm cái này không, chơi cái này có khiến con vui lên hay không?”.

Tiếp theo, mình cố gắng “điều hướng” Mầm – Lá tới những hoạt động yêu thích của con như vẽ tranh, chơi đất nặn, tô màu… Đôi khi mình phải “cho xem một tí” để xoa dịu tinh thần của con. Mỗi lần được làm điều mình thích, cơn cáu giận của Mầm – Lá được xử lý khá nhanh. Đến khi con bình tĩnh hẳn lại, đủ vui vẻ để nhìn lại lúc cáu giận, mình thường ngồi lại để nói chuyện cùng hai chị em. Tuy hai bạn bé nhà mình còn nhỏ, nhưng mình không bao giờ nghĩ “trẻ con thì biết cái gì” mà lúc nào cũng nói chuyện và giải thích cho Mầm và Lá hiểu những điều đang diễn ra với sự thay đổi mỗi ngày của con. Vì vậy, mình cố gắng để em bé gọi tên được cảm xúc và nói ra được mong muốn của bản thân, tìm cách xử lý được vấn đề của chính mình.

Mình tin rằng, cả người lớn và trẻ nhỏ, chẳng ai muốn tức giận hoặc trở thành một người luôn cáu kỉnh. Chắc hẳn sau mỗi cơn tức giận, ai cũng thấy mệt mỏi cả. Tuy nhiên, mình và hai em bé đều phải rèn luyện để chấp nhận những thứ không theo ý muốn trong cuộc sống. Khi mình còn nhỏ, chẳng ai dạy mình những điều này cả, bản thân mình cũng đã va chạm và thua thiệt nhiều từ những cơn cáu giận chả ra sao cả. Vậy nên, nếu em bé của mình được dẫn dắt, điều chỉnh được những cơn tức giận vô lý sẽ tốt hơn nhiều.

Mình, và hai em bé, đang cùng nhau cố gắng mỗi ngày thôi.

Tham khảo:

  • Yale medicine
  • Very well family
  • Familydoctor
  • Yalemedicine
  • Parents

KT

2021.03.07

#raisingbaby #nuôicon #em_bé_của_mẹ

The post [ Raising babies ] Mình đã làm gì khi em bé tức giận? appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1351
Mẹ & bé – Nói lời yêu thương https://goccanh.com/noi-loi-yeu-thuong/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=noi-loi-yeu-thuong Sun, 18 Jun 2017 20:25:36 +0000 http://nahoblog.com/?p=674 Em bé của mẹ, Để mẹ nói cho con nghe, lời nói, không những để nuôi dưỡng yêu thương, gắn kết mọi người mà còn có thể trở thành “vũ khí” để tổn thương người khác, nhất là những người thân bên cạnh con, vốn có trái tim vô cùng nhạy cảm. Ảnh: GG Mẹ […]

The post Mẹ & bé – Nói lời yêu thương appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Em bé của mẹ,

Để mẹ nói cho con nghe, lời nói, không những để nuôi dưỡng yêu thương, gắn kết mọi người mà còn có thể trở thành “vũ khí” để tổn thương người khác, nhất là những người thân bên cạnh con, vốn có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Ảnh: GG

Mẹ tin rằng không phải ngẫu nhiên mà con người sinh ra lại biết nghe trước khi biết nói cả năm trời. Một em bé lớn lên trong những lời nói yêu thương, tràn đầy động viên, chắc hẳn sẽ khác nhiều so với một em bé sống trong môi trường chỉ có chửi mắng, than vãn và dằn vặt, phải không? Mẹ mong là sau này con lớn lên, cho dù không cởi mở, hoà đồng, cũng sẽ trở thành người biết nói những lời chừng mực. Bởi vì cuộc đời của mẹ khi còn trẻ, đã có rất nhiều thua thiệt vì lời nói những lúc không kiềm chế được.

Con có biết không, từ khi con chưa biết nói, bố mẹ và ông bà ngoại luôn gọi con bằng tên, bằng con, bằng em bé. Mẹ không tưởng tượng được, mối quan hệ gia đình và một em bé sẽ phát triển thế nào nếu xưng hô cửa miệng của mỗi người trong nhà luôn là mày, là nó, là tao? Hồi mẹ mới sinh con ấy, có những khi con khóc làm mẹ cuống cả lên, rồi mẹ cáu, mẹ to tiếng với cả em bé chưa biết biểu đạt mong muốn bằng cách nào ngoài tiếng khóc. Và rồi, từng ngày chúng mình sống cùng nhau, mẹ lúc nào cũng ghi nhớ “thần chú”: “Keep calm”, “Bình tĩnh, bình tĩnh nào”, là bởi vì mẹ nhận ra, mẹ có thể nổi quạu với cả Thế giới, nhưng con lại luôn cần những lời hướng dẫn vô cùng kiên nhẫn và bình tĩnh.

Em bé ạ, sau này con lớn lên, bước ra ngoài cuộc sống, con nhất định sẽ gặp những người nói năng chẳng ra sao cả, đôi khi con sẽ rất buồn, và đôi khi con sẽ rất khó chịu nữa. Con hãy nhớ là, không phải lời nói xúc phạm mới làm tổn thương những người con thực sự yêu quý, chỉ cần mình nặng lời không đúng lúc, cũng có thể làm đau người khác rồi. Một vết thương hở miệng chỉ cần thời gian là có thể lành, nhưng vẫn để lại sẹo đấy. Và một trái tim đã đau, sẽ cần nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm mới có thể “lành”. Thậm chí, có thể mãi mãi chẳng có cách nào trở lại như lúc ban đầu.

Nếu như có một ngày, con thấy mệt mỏi với những lời nói xung quanh, hay trở về bên mẹ. Lúc ấy, có thể mẹ chẳng biết phải nói gì, nhưng có lúc, mẹ tin rằng, im lặng bên con còn hơn vạn lời nói.

Nhớ nhé em bé,

Con lớn lên từ yêu thương đấy!

NA

HN 15/6/2017

Ảnh: GG

The post Mẹ & bé – Nói lời yêu thương appeared first on Góc Cạnh.

]]>
674