Review Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/category/review/ [ - Góc nhỏ tĩnh lặng ~ Bởi cuộc đời dài rộng lắm, yêu thương lại rất gần - ] Sat, 08 Jan 2022 16:10:33 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.4 https://i0.wp.com/goccanh.com/wp-content/uploads/2021/01/image-1.jpg?fit=32%2C32&ssl=1 Review Archives - Góc Cạnh https://goccanh.com/category/review/ 32 32 187908604 [ Phim ] Trần tình lệnh ~ Nghiệt duyên Hiểu Tinh Trần – Tiết Dương https://goccanh.com/phim-tran-tinh-lenh-nghiet-duyen-hieu-tinh-tran-tiet-duong/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phim-tran-tinh-lenh-nghiet-duyen-hieu-tinh-tran-tiet-duong Sat, 08 Jan 2022 16:10:28 +0000 http://goccanh.com/?p=1335 “Trần tình lệnh” khép lại với một cái kết đẹp cho hai nhân vật chính trong thế giới tu tiên. Trong suốt quá trình vén màn bí ẩn của những thế lực hắc ám, tìm đến cuộc sống tự do, Nguỵ Vô Tiện và Lam Vong Cơ đã trải qua nhiều thăng trầm, có vui […]

The post [ Phim ] Trần tình lệnh ~ Nghiệt duyên Hiểu Tinh Trần – Tiết Dương appeared first on Góc Cạnh.

]]>
“Trần tình lệnh” khép lại với một cái kết đẹp cho hai nhân vật chính trong thế giới tu tiên. Trong suốt quá trình vén màn bí ẩn của những thế lực hắc ám, tìm đến cuộc sống tự do, Nguỵ Vô Tiện và Lam Vong Cơ đã trải qua nhiều thăng trầm, có vui có buồn, có những hy sinh thầm lặng, có can đảm, kề vai sát cánh, có những bí mật dần dần được hé mở… Nhưng sau tất cả, tôi lại cứ day dứt mãi về nghiệt duyên của Hiểu Tinh Trần và Tiết Dương, một người lương thiện, ấm áp như ánh mặt trời, một người tà ác như màn đêm vô tận. Phân đoạn của Hiểu đạo trưởng và Tiết Dương dù ngắn ngủi nhưng lại mang lại cho tôi nhiều cảm xúc nhất, để rồi khi tập cuối đã kết thúc nhưng lại cứ bám mãi trong cảm xúc, có nụ cười có nước mắt, có rất nhiều máu và đau đớn, xót xa.

Ảnh: Trần tình lệnh (GG Images)

Bộ phim “Trần tình lệnh” được chuyển thể từ tiểu thuyết Ma Đạo Tổ Sư của tác giả Mặc Hương Đồng Khứu, một trong những cây viết có tiếng trên diễn đàn văn học Tấn Giang, Trung Quốc. Dù sau khi thành phim, cốt truyện từ tình cảm đam mỹ chuyển thành “tình đồng chí” nhưng vẫn không kém phần hấp dẫn, phần vì bám sát nguyên tác, phần vì dàn diễn viên xinh đẹp lung linh, phần khác bởi trang phục và nhạc phim được đầu tư, chuẩn bị vô cùng chỉn chu. Một trong những điều tôi thích nhất ở “Trần tình lệnh” là các tuyến nhân vật dù chính hay phụ đều được xây dựng chi tiết, chẳng ai quá đỗi mờ nhạt đến mức mọi người quên mất sự tồn tại của họ trong suốt bộ phim. “Trần tình lệnh” kể về cuộc đời của Di Lăng lão tổ Nguỵ Vô Tiện (Nguỵ Anh), một cậu bé mồ côi được nuôi dưỡng và lớn lên ở Vân Mộng giang thị. Khi đến Vân Thâm Bất Tri xứ học tập, Nguỵ Anh quen biết Lam Vong Cơ (Lam Trạm), một người lớn lên từ hàng ngàn điều gia quy giáo huấn nên vô cùng quy củ và cứng nhắc. Trải qua quá trình học tập, săn đêm, chiến đấu cùng nhau, Nguỵ Anh và Lam Trạm đã coi nhau như tri kỷ. Nhưng mỗi người đều có những bí mật nho nhỏ của riêng mình. Khi Nguỵ Anh quyết định hiến kim đan của bản thân để cứu Giang Trừng – người bạn thiếu thời, con của ân nhân – đã giữ kín như một bí mật chôn vùi cùng bản thân mình. Cho dù cả giới tu chân cạnh khoé, sỉ nhục vì bản thân tu tập tà ma ngoại đạo, dù không có kim đan để tiếp tục sử dụng bội kiếm Tuỳ Tiện mà luôn mang bên mình cây sáo Trần Tình, mỗi khi cất tiếng sáo là khí đen quanh quẩn, Nguỵ Anh cũng quyết không hé nửa lời về bí ẩn bên trong. Để rồi khi các môn phải vây quét, Nguỵ Anh đã quá mệt mỏi quyết định nhảy xuống vực sâu để kết thúc tất cả, để lại đau đớn và day dứt, hối hận cho Lam Trạm.

Sau tất cả, Lam Trạm không còn là con người lạnh lùng băng giá của ngày trước mà mải miết vấn linh suốt 16 năm ròng. Cuối cùng cũng đợi được Nguỵ Anh trở lại trong thân xác của người khác. Dù vậy, chỉ cần tiếng sáo cất lên, Lam Trạm đã nhận ra người tri kỷ của mình, lắng lại trong tiếng gọi “Nguỵ Anh”. 16 năm dài đằng đẵng, cuối cùng đã có đủ tin tưởng để cùng nhau chiến đấu, sẻ chia, để cùng nhau hướng tới cuộc sống tự do không ràng buộc bởi bất kỳ môn phái nào.

Trên con đường truy quét thế lực hắc ám, một trong những người khiến tất cả đau đầu nhất có lẽ là Tiết Dương, một kẻ tà ma tự do, ngông cuồng, ngay cả Kỳ sơn Ôn thị có thể chèn ép các môn phái cũng không thể nắm giữ được. Tiết Dương xuất hiện từ đầu phim, khuôn mặt đẹp, sáng sủa nhưng thêm vào nụ cười và ánh mắt bất cần bỗng trở nên ngông nghênh vô cùng. Hiểu Tinh Trần vừa hạ sơn, mang theo biết bao khát vọng chính nghĩa, trừ ma để mang lại cuộc sống bình yên cho người khác. Một chính – một tà, một cương nghị chính trực – một ngông cuồng bất kham, tưởng chừng chỉ gặp nhau thoáng chốc trong cuộc truy bắt ráo riết. Nhưng ai ngờ câu nói của Tiết Dương: “Hiểu Tinh Trần, ngươi đừng quên ta, chúng ta sẽ còn gặp lại” như một lời tiên tri để ràng buộc hai người vào một mối nghiệt duyên đầy day dứt.

Hiểu đạo trưởng và Tiết Dương vô tình gặp lại nhau khi Hiểu Tinh Trần đã mù, băng vải che lại hốc mắt nhưng không thể che được sự nhạy cảm với thế giới xung quanh. Trên đường trở về Nghĩa thành, ngửi thấy mùi máu nên Hiểu Tinh Trần đã cứu Tiết Dương bị thương nặng không còn tỉnh táo và cảm giác, theo bản năng giơ tay cầu cứu người qua đường, ai ngờ lại gặp đúng kẻ thù không đội trời chung. Đạo sĩ mù đã cõng kẻ tà ma trở về nơi ở, dùng cảm giác của đôi tay để xử lý vết thương và cứu tỉnh con người đang mê man kia. Phản ứng đầu tiên khi tỉnh lại, Tiết Dương không hoảng sợ mà ánh mắt toát ra vẻ đề phòng và sẵn sàng chiến đấu dù bản thân không còn linh hoạt. Đáp lại với phản xạ đầy cảnh giác ấy là nụ cười như ánh nắng của Hiểu Tinh Trần. Có lẽ ở giây phút đó, sự ấm áp đã sưởi ấm trái tim vốn lạnh lẽo, tàn nhẫn và không biết yêu thương của Tiết Dương. Để khi đã khoẻ lại nhưng Tiết Dương vẫn không rời đi mà ở lại Nghĩa thành suốt ba năm cùng Hiểu Tinh Trần và cô bé mù. Để Tiết Dương lạnh lùng biết thốt ra câu “Đừng xa lánh ta mà”.

Nhưng cuộc sống tưởng chừng như yên bình đã đến hồi kết khi Tống Tử Sâm – đạo sĩ đồng hành với Hiểu Tinh Trần – tìm đến Nghĩa thành. Tống Tử Sâm quá đau đớn khi chứng kiến bạn mình sống vui vẻ cùng kẻ thù mà không hề hay biết đã lao vào điên cuồng chiến đấu với Tiết Dương, cuối cùng bị câm và biến thành con rối. Một khi tà khí từ con rối toát ra, Hiểu Tinh Trần lập tức theo cảm ứng của cây kiếm Sương Hoa, dùng chính cây kiếm chuyên diệt trừ tà ma ấy đâm thẳng vào trái tim của bạn mình. Nghiệt ngã vô cùng khi người đồng hành của mình đổ máu, gục ngã ngay trước mặt mà Hiểu đạo trưởng vẫn tưởng mình đã diệt trừ được một mối hoạ cho dân chúng quanh vùng. Đó là cách sống, cách “săn đêm” mà Tiết Dương đã dần dần dẫn dắt Hiểu Tinh Trần trong suốt thời gian dài. Hắn biến người dân thành con rối, để Hiểu Tinh Trần mang kiếm đi trừ tà, để nhuốm máu đôi bàn tay và cây kiếm mang danh chính nghĩa. Thế giới nội tâm của Tiết Dương thật sự hết sức mâu thuẫn, một mặt hắn sống vui vẻ, hài hoà, bảo vệ Hiểu Tinh Trần khi bị người khác khinh bạc do không thể nhìn thấy, một mặt hắn lại muốn đưa “kẻ thù” vào con đường sai trái để có thể cởi bỏ được vẻ ngoài đạo mạo, cương trực mà hắn vô cùng ghét bỏ.

Và tất cả kết thúc khi Hiểu Tinh Trần cay đắng phát hiện ra mình không chỉ cứu sống Tiết Dương mà còn dần lạc lối, ngày càng rời xa chính nghĩa mà mình theo đuổi. Cú hích cuối cùng khiến linh hồn Hiểu Tinh Trần không còn muốn sống nữa là khi bàn tay chạm đến hai chữ Phất Tuyết quen thuộc đang tấn công trước mặt mình, phát hiện ra Tống Tử Sâm biến thành con rối cũng có phần đóng góp không nhỏ của bản thân. Tất cả suy sụp, vụn vỡ, hối hận, uất ức, thất vọng hoá thành hai hàng lệ máu chảy ra từ hốc mắt. Khi Tiết Dương đang điên cuồng cười vì kẻ thù đã thất bại, vì mình đã “chơi quá vui” thì Hiểu Tinh Trần đã quyết định kết thúc mạng sống của bản thân bằng chính cây kiếm của mình. Thân ảnh màu trắng gục xuống khiến Tiết Dương im bặt, có lẽ vì quá choáng váng, không nghĩ tới Hiểu Tinh Trần sẽ quyết định từ bỏ sự sống, cũng có lẽ vì sự ấm áp trong lòng, vì điểm tựa tinh thần vừa le lói đã vỡ nát. Tiết Dương phát điên, là sự điên cuồng xen lẫn đau đớn muốn níu giữ chút tàn dư của linh hồn Hiểu Tinh Trần, mong có thể cứu sống trở lại. Cũng chính bởi sự điên ấy mà hắn đã bị bại lộ hành tung, bỏ mạng ở trận đấu cuối cùng với Nguỵ Anh và Lam Trạm.

Về lý, với những tội ác mà Tiết Dương đã làm thì cho dù chết bao nhiêu lần vẫn không đủ bù đắp. Chỉ vì những mất mát thời niên thiếu khiến tâm lý Tiết Dương có phần lệch lạc, có lẽ điều đó đã tạo nên một nhân vật máu lạnh, tuyệt tình nhưng lại bị cảm động vì một sự săn sóc vô cùng ấm áp. Những lần đồ sát khắp nơi có lẽ chỉ là những cuộc chơi để thoả mãn tâm lý của bản thân. Để rồi khi Hiểu Tinh Trần đưa cho Tiết Dương những viên kẹo, là nụ cười ấm áp hay vị ngọt của đường đã dần hàn gắn vết thương vốn đã khép miệng từ lâu. Tiết Dương quả thật vô cùng tàn nhẫn và ngông cuồng, nhưng khi tâm hồn bị tổn thương bắt đầu có ánh nắng thì phải đối mặt với thực tế, phải trả giá cho những lần đồ sát đẫm máu trong quá khứ. Dư âm của mối nghiệt duyên này một phần đến từ nguyên tác và kịch bản, một phần đến từ tạo hình và diễn xuất của Tống Kế Dương cùng Vương Hạo Nhiên. Tất cả ánh mắt, cử chỉ, nụ cười đã phác nên một bức hoạ hoàn chỉnh cho nhân vật, cũng chạm đến tâm can của người xem. Nếu như cuộc sống ở Nghĩa thành cứ mãi tiếp diễn như vậy chắc hẳn nhiều khán giả cũng không phàn nàn gì, bởi dường như Hiểu Tinh Trần và Tiết Dương đều rất vui vẻ, bình an, tưởng chừng như có thể quên đi quá khứ cũng như Thế giới bên ngoài, cứ sống như vậy thôi. Nhưng cuộc sống chẳng thể nói câu “giá như”. Cho đến tận khi thoi thóp giữa vũng máu, Tiết Dương vẫn hoài niệm và nuối tiếc chiếc kẹo cuối cùng mà Hiểu đạo trưởng đã đưa. Hiểu Tinh Trần chết rồi, mảnh tàn dư của linh hồn cũng không muốn sống, chút ánh nắng sưởi ấm lòng Tiết Dương cũng không còn, bản thân hắn cũng đâu còn động lực để tiếp tục sống nữa.

Phân cảnh Tiết Dương – Hiểu Tinh Trần ở Nghĩa thành kết thúc, để lại day dứt dai dẳng, thay đổi cả tâm trạng khi nghe ca khúc nhân vật trên Youtube. Tôi thấy “Trần tình lệnh” là một bộ phim khá đặc biệt khi có các ca khúc sáng tác riêng cho từng nhân vật. Mối nghiệt duyên này gắn vào bài hát “Hoang thành độ” (ca khúc nhân vật Tiết Dương) với trích đoạn Hiểu – Tiết xuyên suốt từ lúc đầu gặp mặt đến khi Tiết Dương ngã xuống, cùng giọng ca của Châu Thâm, đủ khắc khoải và nghiệt ngã. Mối nghiệt duyên của hai nhân vật phụ nhưng lại khiến tôi day dứt mãi không thôi.

NA

2021.06.14

#trần_tình_lệnh #untamed #reviewphim #film

The post [ Phim ] Trần tình lệnh ~ Nghiệt duyên Hiểu Tinh Trần – Tiết Dương appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1335
[ Phim ] Soul và động lực đi tìm ý nghĩa cuộc sống https://goccanh.com/phim-soul-va-dong-luc-di-tim-y-nghia-cuoc-song/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phim-soul-va-dong-luc-di-tim-y-nghia-cuoc-song Mon, 11 Jan 2021 15:36:43 +0000 http://goccanh.com/?p=1219 Tôi đi xem “Soul” vào trưa thứ sáu, suất chiếu không quá đông, bắt đầu vào phần phim ngắn của Pixar mới có lác đác khán giả vào tìm ghế ngồi. Đã lâu rồi tôi không xem phim hoạt hình, nhìn qua phần giới thiệu thấy “Soul” của Pixar, lại thêm vài tiêu đề giới […]

The post [ Phim ] Soul và động lực đi tìm ý nghĩa cuộc sống appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Tôi đi xem “Soul” vào trưa thứ sáu, suất chiếu không quá đông, bắt đầu vào phần phim ngắn của Pixar mới có lác đác khán giả vào tìm ghế ngồi. Đã lâu rồi tôi không xem phim hoạt hình, nhìn qua phần giới thiệu thấy “Soul” của Pixar, lại thêm vài tiêu đề giới thiệu trên Google có nhiều bài viết nhắc đến “Soul” như một tác phẩm đột phá, xua đi những tăm tối của năm 2020 do covid bùng lên khắp nơi trên Thế giới. Ừ, có lẽ cũng là một bộ phim đáng xem.

Ảnh: Soul pixar (GG)

Bộ phim kể về nhân vật Joe Gardner là giáo viên âm nhạc hợp đồng tại trường học, nhưng sâu bên trong anh là niềm say mê với nhạc Jazz, mơ ước mình được biểu diễn trên sân khấu, thả mình vào những khoảnh khắc “phiêu” của âm nhạc. Vào đúng ngày nhận được tin vui, có vị trí trong ban nhạc Jazz có tiếng của thành phố, một tai nạn lãng nhách ngay đầu phim đã khiến Joe biến thành một linh hồn trên cung đường đến Cõi sau (The Great Beyond). Trong khi hoảng hốt, vùng vẫy, tìm cách kết nối lại với thân xác của mình, chạy ngược dòng linh hồn đang lần lượt bước vào cánh cổng Cõi sau, Joe rơi vào Cõi trước (The Great Before), nơi các linh hồn định hình tính cách, hoàn thiện trước khi đến với Thế gian. Ở đây, anh gặp linh hồn số 22, là một linh hồn đã biết quá nhiều về cuộc sống, nhìn thấy và hiểu rõ mọi thứ, cảm thấy tất cả đều nhàm chán, không có gì trở thành động lực để 22 hoàn thiện nốt tinh hoả cuối cùng cho quá trình tái sinh.

Rồi Joe và 22, một linh hồn luôn trốn tránh đến với Thế gian, một linh hồn đang khao khát trở về, đã bắt tay cùng nhau đi tìm kiếm tinh hoả, giúp đỡ Joe về lại với thân thể của mình. Những diễn biến tiếp theo là quá trình 22 tiếp cận với cuộc sống, từ khi đi không vững, tới những lần vén màn cho các mối quan hệ của Joe, rồi vài khoảnh khắc khi linh hồn 22 rung động với cuộc sống. Với tôi, Joe dù là nhân vật chính nhưng lại không ấn tượng bằng 22 bởi ở linh hồn ấy vừa là hiểu biết của hàng ngàn năm tồn tại, vừa nhắng nhít, hồn nhiên như trẻ con, lại vừa có bản năng kết nối, tạo động lực trong các mối quan hệ. Để sau khi niềm tin và hy vọng tái sinh vừa nhen nhóm bị vỡ vụn, 22 trở về với The Great Before, trở thành một linh hồn đi lạc bị bao phủ bởi những lời ám thị đầy tiêu cực. Nếu như đoạn đầu phim được xây dựng hay và tương đối nhiều cảm hứng thì tới khi kết thúc, tôi thấy hơi hẫng và nhạt chút xíu cho cái kết phim.

Qua từng tình tiết phim, “Soul” đã phác hoạ đầy đủ cuộc sống của Thế giới này, từ sự luân hồi Cõi trước – Thế gian – Cõi sau, từ những lần mỗi người dừng lại để điểm qua những sự kiện trong cuộc sống của mình, tới những mảnh linh hồn rời rạc. Tôi thích tên gốc của phim: “soul”, chứ không phải bản dịch “Cuộc sống nhiệm màu”. “Soul” là những linh hồn đang chuẩn bị để đến với cuộc sống, là khoảnh khắc mà linh hồn đắm chìm trong thế giới của mình khi phiêu cùng đam mê, là những linh hồn không biết đi đầu về đầu, và cả con đường dài đầy rẫy những linh hồn chuẩn bị bước vào Cõi sau. Tất cả đều phản ánh thực tế của cuộc sống, đâu đó xung quanh chúng ta đang có những con người mang linh hồn như vậy.

Có một điểm tôi vô cùng ưng ở “Soul” là phần nhạc phim quá tuyệt vời. Khi ngón tay Joe lướt trên những phím đàn, tôi nghe thấy âm thanh của đam mê đến tột cùng. Khúc piano ngắn đầu phim khi Joe giảng cho các em học sinh về “phiêu trong âm nhạc” chắc hẳn cũng có thể là động lực, thúc đẩy người xem tìm hiểu nhiều hơn nữa về piano, về những bản nhạc hay. Hình ảnh Joe được xây dựng không phải thiên tài âm nhạc, mà những gì Joe có đều là do luyện tập dựa trên sự say mê với Jazz, gần như trở thành chấp niệm khiến anh chỉ mải miết nói về đam mê của mình mà quên mất cảm xúc của mọi người trong các mối quan hệ xung quanh. Mỗi đoạn nhạc ngắn, vài phần nhạc nền và âm nhạc trong buổi biểu diễn cùng Dorothea Williams đều mang đậm phong vị Jazz đầy ngẫu hứng. Cho dù tôi thấy nhiều đoạn phim chưa đủ hấp dẫn, nhưng phần âm nhạc đã đủ để lấp đầy những điểm chưa ưng ý nhỏ xíu.

Thông điệp mà Soul mang tới cho khán giả rất đơn giản: “Hãy tận hưởng cuộc sống mỗi ngày”. Dù vậy, để biến thông điệp ấy thành hiện thực, để refresh cuộc sống của bản thân trở nên bớt nhàm chán và quanh quẩn, chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Do đó, tôi thấy “Soul” dù là phim hoạt hình nhưng lại phù hợp với người lớn nhiều hơn là trẻ nhỏ. Bởi vì tôi tin rằng chỉ có những người đã va chạm với cuộc sống, đã tiếp xúc với môi trường bên ngoài, mới đủ để hiểu được động lực đi tìm ý nghĩa cuộc sống của bản thân mình từ bộ phim.

2021.01.11

NA

#soul #soulpixar #filmreview #reviewphim #phim_hoạt_hình

The post [ Phim ] Soul và động lực đi tìm ý nghĩa cuộc sống appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1219
[Review sách] “Rừng Na Uy” ~ cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi như vậy https://goccanh.com/review-sach-rung-na-uy-cuoc-song-co-nhung-mang-am-u-va-tran-trui-nhu-vay/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=review-sach-rung-na-uy-cuoc-song-co-nhung-mang-am-u-va-tran-trui-nhu-vay Sat, 26 Dec 2020 15:40:18 +0000 https://goccanh.wordpress.com/2020/12/26/review-sach-rung-na-uy-cuoc-song-co-nhung-mang-am-u-va-tran-trui-nhu-vay/ Tôi đã đọc xong “Rừng Na Uy”, cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cho dù đọc bằng thứ ngôn ngữ nào đi nữa, tới khi kết thúc vẫn là ám ảnh về cuộc đời của những nhân vật, trong quá trình sống và trưởng thành đã vô tình xuất hiện những vết xước trong […]

The post [Review sách] “Rừng Na Uy” ~ cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi như vậy appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Tôi đã đọc xong “Rừng Na Uy”, cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cho dù đọc bằng thứ ngôn ngữ nào đi nữa, tới khi kết thúc vẫn là ám ảnh về cuộc đời của những nhân vật, trong quá trình sống và trưởng thành đã vô tình xuất hiện những vết xước trong tinh thần, những nỗi cô đơn, hoang mang không dễ dàng có thể nhận biết, hay cả những bế tắc đến tột cùng rồi dẫn đến cái chết. Có lẽ không chỉ có bối cảnh trong truyện, mà ngay cả trong cuộc sống hàng ngày đều sẽ có những mảng âm u như vậy.

Ảnh: bìa sách “Rừng Na Uy” bản tiếng Anh (GG images)

“Rừng Na Uy” là hồi ức của nhân vật Toru Watanabe, là những ký ức hiện lên nguyên vẹn về năm tháng tuổi trẻ, về những trải nghiệm và ám ảnh trong quá trình trưởng thành, đeo bám suốt cả cuộc đời. Những nhân vật như Kizuki, Naoko, Midori hay như Reiko, Nagasawa, Hatsumi, dù xuyên suốt dòng hồi tưởng hay chỉ thoáng qua, cũng đều bộc lộ những thế giới nội tâm giằng xé. Dù bên ngoài họ có bình thường hay cố tỏ ra bình thường đến thế nào đi nữa, thì sâu thẳm bên trong họ đều là những nỗi đau đi theo năm tháng, là vết sẹo tưởng đã mờ nhưng mỗi khi chạm vào lại bất lực và đau đớn vô cùng. Ngay cả Toru, một thanh niên sống đúng “trend” của bối cảnh câu chuyện, nước Nhật của những năm 60, có vẻ như một người hoàn toàn bình thường, lại bị ảnh hưởng sâu sắc từ cái đêm mà người bạn thân Kizuki vĩnh biệt cuộc sống ở tuổi 17. “Và từ ấy một ngọn gió lạnh gay gắt đã ngăn cách tôi với thế giới”.

“Rừng Na Uy” như một thế giới thu nhỏ với các kiểu người khác nhau, tính cách khác nhau và số phận khác nhau. Ai cũng có những câu chuyện của cuộc đời mình để có thể kể từ trang sách này qua trang sách khác. Đôi khi, những câu chuyện của Midori hay Reiko rải rác khắp các chương của cuốn sách, nhưng khi ghép lại với nhau lại là một cuộc đời hoàn chỉnh với những biến cố, sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống cũng như suy nghĩ, đời sống tinh thần và cả quãng đời còn lại của họ. Cái hay của tác giả Murakami Haruki là ông không cần dùng ngôn từ mạnh mẽ vẫn có thể diễn đạt được cái dữ dội của xã hội, của diễn biến truyện, hay của nội tâm con người. Mọi thứ diễn ra đều vô cùng tự nhiên trong dòng hồi tưởng của nhân vật Watanabe.

Qua những câu văn nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm nỗi cô đơn và bất lực, tác giả Haruki đã phác hoạ được sự bế tắc của mỗi nhân vật. Là Midori hào phóng, sảng khoái nhưng khao khát tình yêu thương của bố mẹ ngay trong gia đình của mình, “nếu họ, bố mẹ tớ, đã yêu tớ hơn một chút, có lẽ tớ đã xúc cảm nhiều hơn”. Là Naoko rụt rè, sống nội tâm, trải qua quá trình điều trị tâm lý tưởng chừng đã tốt lên rất nhiều, vẫn không có niềm tin với Thế giới bên ngoài, “không ai có thể chắc liệu thế giới bên ngoài có chấp nhận bọn mình như thế hay không”. Là Reiko, giống như một tài năng âm nhạc, hào sảng, lại bộc lộ một sự đơn độc đến tận cùng trong câu nói “chẳng có ai đợi tôi ra ở ngoài đó, chẳng có gia đình nào đón tôi trở lại”. Với tôi, bao trùm lên tất cả “rừng Na Uy”, nếu không phải là cái chết bằng cách tự tử thì là những con người đã lựa chọn sự sống và phải trả giá để sống cuộc đời đẹp hết sức mình.

Mỗi nhân vật tự tử chết bằng cách khác nhau trong truyện đều để lại những ký ức vụn vỡ và nhỏ nhặt cho người ở lại. Họ phải bế tắc với cuộc sống tới mức nào mới có đủ can đảm để lựa chọn cái chết. Chết, không chỉ đeo bám suốt đời cho những nhân vật có liên quan trong truyện, mà tạo nên cả sự ám ảnh cho người đọc. Đó là xã hội Nhật của truyện, cũng là hiện thực xã hội bây giờ, khi nhiều người đã không chịu nổi áp lực của cuộc sống, quyết định giải thoát cho bản thân mình.

Cuối cùng, “rừng Na Uy” bị gán rate 18+ có lẽ một phần vì những đoạn miêu tả đầy nhục dục trong mỗi chương sách. Đó là những cuộc ăn chơi, tìm bạn tình, lên giường cùng nhau, những đoạn đối thoại trần trụi… của những người trẻ tuổi bất lực với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Nhưng hơn hết, tôi nghĩ với ý nghĩa sâu bên trong hình tượng mỗi nhân vật, mỗi diễn biến, với ám ảnh về sự cô đơn, bất lực, ám ảnh về cái chết, cuốn sách này cũng chỉ thực sự phù hợp với những người “đã lớn”. Chỉ khi đã trưởng thành hơn và trải nghiệm cuộc sống, người đọc mới thấy được hết giá trị mà “rừng Na Uy” đã mang lại. Và tôi, tôi biết cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi y như truyện vậy đó.

NA
2020/09/05

#rừng_na_uy #norwegianwood #review #review_sách #bookreview

The post [Review sách] “Rừng Na Uy” ~ cuộc sống có những mảng âm u và trần trụi như vậy appeared first on Góc Cạnh.

]]>
963
Phim – Tenet có là bom tấn phòng vé mùa covid? https://goccanh.com/phim-tenet-co-la-bom-tan-phong-ve-mua-covid/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phim-tenet-co-la-bom-tan-phong-ve-mua-covid Sun, 30 Aug 2020 06:18:18 +0000 https://goccanh.wordpress.com/2020/08/30/phim-tenet-co-la-bom-tan-phong-ve-mua-covid/ Tôi tới rạp xem Tenet đúng ngày khởi chiếu ở Việt Nam, suất chiếu buổi trưa thứ Sáu ở imax, không quá đông cho một bộ phim được quảng cáo là siêu phẩm, bom tấn của 2020. Bộ phim kể về nhiệm vụ của một điệp viên (motif protagonist như nhân vật tự nhận), mang […]

The post Phim – Tenet có là bom tấn phòng vé mùa covid? appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Tôi tới rạp xem Tenet đúng ngày khởi chiếu ở Việt Nam, suất chiếu buổi trưa thứ Sáu ở imax, không quá đông cho một bộ phim được quảng cáo là siêu phẩm, bom tấn của 2020.

Bộ phim kể về nhiệm vụ của một điệp viên (motif protagonist như nhân vật tự nhận), mang sứ mệnh giải cứu con người và Thế giới khỏi thứ công nghệ có thể đảo ngược thời gian. Cũng như những bộ phim điệp viên khác của Mỹ, nhân vật chính trải qua thử thách, tạo lòng tin, rèn luyện, ra trận, gặp khó khăn và cuối cùng vẫn giành chiến thắng, vì họ có “haki nhân vật chính”. Nhờ thứ “haki” đó mà nhân vật Vô Danh do diễn viên Washington đóng có được những sự nhạy bén và may mắn ở những thời điểm mấu chốt. Và tất nhiên, dù rằng “chuyện gì xảy ra đã xảy ra”, dù cho ông trùm Sator, nhân vật phản diện, có thông minh và thủ đoạn đến thế nào, thì vẫn sẽ có những sơ hở để phần thắng nghiêng về “Protagonist”.

Tanet dài tới 150 phút nhưng tình tiết nào của phim cũng nhanh. Mở đầu phim là một cuộc chiến sặc mùi khói súng với nhóm khủng bố, rồi thoáng cái Vô Danh vượt qua thử thách, thoáng cái đã nhận nhiệm vụ, chạy từ nước nọ sang nước kia mà chẳng có bất kỳ thông báo bằng lời thoại hay một dòng chữ cập nhật địa điểm như vẫn thấy trong các bộ phim khác. Tình tiết phim nhanh tới nỗi khi xem tới đoạn rượt đuổi trên đường phố Olso, tôi vẫn tưởng nhân vật còn đang ở nước Anh, cứ tự hỏi “bên Anh người ta chạy xe bên tay phải hồi nào vậy?”. Tôi đã nghe nói, và khi xem phim mới thấy nội dung của Tanet rất “ảo” và xoắn não đúng phong cách của đạo diễn Christopher Nolan. Tôi dám chắc có nhiều khán giả bước ra khỏi rạp vẫn còn lơ mơ với những gì vừa diễn ra suốt hai tiếng rưỡi trên màn ảnh, khi những đoạn thời gian của quá khứ, hiện tại và tương lai đan cài xuyên suốt bộ phim. Tanet đòi hỏi khán giả phải dùng hơn cả 100% “công lực” để theo được các diễn biến, chỉ cần lơ đễnh chút xíu thôi cũng đủ để lạc mình ra khỏi mạch phim.

Ảnh: Gg images

Nếu như trong nhiều bộ phim khác, nhân vật anh hùng luôn được xây dựng vô cùng điển trai, nam tính, chuẩn đến từng cm, thì trong Tenet, đạo diễn Nolan lại dùng diễn viên John David Washington thủ vai nhân vật chính. Sau khi xem phim tôi mới tìm kiếm thông tin về Washington trên Google. Với tôi, gương mặt, cái tên mà những bộ phim Washington đã đóng không hề quen thuộc, nhưng anh đã diễn trọn vai mật vụ Vô Danh. Tôi thích điểm này của Tanet, vì nhân vật chính không cần dùng “nam nhân kế” hay có mối quan hệ tình cảm lãng nhách với nhân vật nữ nào đó trong phim. Và, Robert Pattinson có lẽ quen mặt hơn chút xíu. Hồi trước Pattinson đã xuất hiện dưới hình tượng anh chàng ma cà rồng cớm nắng, giọng nói thều thào của series Twilight, nên từ khi anh bắt đầu xuất hiện trên màn ảnh đã mang đến cảm giác quen quen. Tuy nhiên, trong Tenet, dù Neil của Pattinson không phải nhân vật chính nhưng cũng đã ghi điểm với vai trò supporter, người đồng hành hoàn chỉnh.

Với kinh phí đầu tư khổng lồ, trên 220 triệu đô, Tenet đã mang đến những cảnh quay bùng nổ và mãn nhãn. Chi tiết mang đến ấn tượng hoành tráng nhất với tôi là vụ nổ ở hiện trường đoạn mã 241 và khi đạo diễn Nolan “chơi lớn”, cho nổ cả chiếc máy bay dân dụng lúc đụng vào toà nhà ở cảng Tự Do. Trên màn hình imax, chiếc máy bay khổng lồ cứ lừng lững trôi về phía toà nhà, chậm rãi nhưng không có bất cứ vật gì trên đường có thể ngăn cản được. Và cả cuộc rượt đuổi giữa Neil, The Protagonist (Vô Danh) và Sator khi hai đoạn thời gian gặp nhau trên đường, chiếc BMW tăng tốc chạy xuôi về phía trước và chiếc xe còn lại chạy ngược chiều đuổi theo phía sau đủ để những bộ phim đề tài đua xe cũng phải chào thua.

Kết thúc phim, có lẽ tập trung theo dõi tình tiết quá nên tôi không có ấn tượng nhiều với phần âm nhạc. Thứ âm thanh xuyên suốt cả bộ phim chắc là tiếng súng nổ. Tôi có lẽ không hợp với thể loại phim đảo ngược thời gian với những diễn biến diễn ra song song của các khoảng thời gian khác nhau, nhưng lại gặp nhau ở thời điểm nào đó, quá mệt não khi phải theo liên tục các tình tiết chớp nhoáng. Vậy nên tôi không quá thích Tenet. Tôi thấy nội dung của phim không đủ để có cảm giác ấn tượng theo mãi đến tận khi rời khỏi rạp, nhưng lại cũng không quá tệ để thấy tiếc vì mình đã đến xem.

NA
29/8/2020

tenet #reviewphim #đi_xem_phim #naho

The post Phim – Tenet có là bom tấn phòng vé mùa covid? appeared first on Góc Cạnh.

]]>
910
Nhạc – Nhịp cầu nối tuổi trẻ với những bản tình ca https://goccanh.com/nhac-nhip-cau-noi-tuoi-tre-voi-nhung-ban-tinh-ca/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nhac-nhip-cau-noi-tuoi-tre-voi-nhung-ban-tinh-ca Thu, 08 Sep 2016 19:42:30 +0000 http://nahoblog.com/?p=583 Mấy hôm nay Hà Nội trở mưa, tôi ngồi trong nhà nghe nhiều lần liên khúc “Tình em – Nhịp cầu nối những bờ vui” trong chương trình “Giai điệu tự hào” do Lê Cát Trọng Lý và Tôn Thất Thái Sơn thể hiện, một bản hòa âm mới mẻ, sâu lắng như không có […]

The post Nhạc – Nhịp cầu nối tuổi trẻ với những bản tình ca appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Mấy hôm nay Hà Nội trở mưa, tôi ngồi trong nhà nghe nhiều lần liên khúcTình em – Nhịp cầu nối những bờ vui” trong chương trình “Giai điệu tự hào” do Lê Cát Trọng Lý và Tôn Thất Thái Sơn thể hiện, một bản hòa âm mới mẻ, sâu lắng như không có điểm dừng.

Thời gian gần đây, tôi thích nghe Lê Cát Trọng Lý hát. Chẳng vì lý do gì cả, tự nhiên đến một ngày, tôi thấy thích vô cùng giọng hát mộc mạc, thong thả và vô cùng truyền cảm ấy. Nhạc của Lý, hình như hơi kén người nghe một chút, nhưng khi đã “lỡ” thích thì không muốn dứt ra, cứ muốn nghe đi nghe lại mãi thôi. Lý đâu có hát, là những lời kể chuyện bằng âm nhạc thủ thỉ, da diết, có lẽ vì vậy nên bài nào cũng mang một âm hưởng và không gian riêng hết sức dễ chịu.

Nói về “Giai điệu tự hào” của VTV3, không phải chương trình nào, bài hát nào tôi cũng thích. Song, những bản tình ca bất hủ được phối khí lại, mang đến cái nhìn mới mẻ, dễ dàng tiếp cận với thế hệ tuổi trẻ của chúng tôi. Các bài hát đã ra đời từ rất lâu, khi đất nước còn khó khăn, gian khó, nhưng tôi vẫn có thể cảm nhận được sự lãng mạn, chất thơ qua những câu hát: “có gì đâu em ơi, tình yêu là sự sống, nên nắng hửng trong lòng” hay “anh nối nhớ thương bằng những nhịp cầu”. Có phải hai ca khúc cũ, nhưng được thể hiện bởi ca sỹ trẻ, lại là giọng ca mình thích nên dễ đồng cảm hơn chăng?

Tôi tìm nghe thêm những phiên bản khác. “Tình em” của NSUT Đăng Dương tình cảm nhưng phảng phất đôi chút khí thế hào hùng. “Nhịp cầu nối những bờ vui” của Trung Đức – Thu Hiền lại là một khúc ca trong trẻo, vui vẻ và tràn đầy lạc quan. Nhưng tôi vẫn thích liên khúc của Lý và Sơn nhất, thích phong cách tĩnh lặng, hoàn toàn tách biệt với những vũ công múa phụ họa rất “không liên quan”, thích cách hát chậm rãi, từ tốn, không hề cầu kỳ nhưng lại tình cảm, đi thẳng vào lòng người từ khi tiếng hát bắt đầu cất lên. Có lẽ hơi thiên vị một chút, nhưng tôi cho rằng riêng Lê Cát Trọng Lý đã làm hoàn chỉnh hai bản tình ca này.

Tiết mục kết thúc bằng một nốt guitar rơi vào khoảng không làm tôi cảm thấy hơi hẫng một chút. Sau lại thấy có một chút nuối tiếc, một chút bâng khuâng, cứ muốn bấm nghe lại để tâm hồn thoải mái bước đi trên những nhịp cầu.

Hà Nội, 8/9/2016

NA HỒ

The post Nhạc – Nhịp cầu nối tuổi trẻ với những bản tình ca appeared first on Góc Cạnh.

]]>
583
Sách – Dư âm “Cõng nhau trong một cõi người” https://goccanh.com/sach-du-am-cong-nhau-trong-mot-coi-nguoi/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=sach-du-am-cong-nhau-trong-mot-coi-nguoi Thu, 07 May 2015 00:09:28 +0000 http://nahoblog.com/?p=382 Tôi vô tình mua tập truyện ngắn “Cõng nhau trong một cõi người”của Hoàng Công Danh trong một lần ghé nhà sách. Với tôi, tên tác giả rất lạ, nhưng đọc lướt qua vài trang sách, tôi tự nhiên thấy yêu thích bối cảnh hoàn toàn khác biệt với không gian của các truyện ngắn […]

The post Sách – Dư âm “Cõng nhau trong một cõi người” appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Tôi vô tình mua tập truyện ngắn “Cõng nhau trong một cõi người”của Hoàng Công Danh trong một lần ghé nhà sách. Với tôi, tên tác giả rất lạ, nhưng đọc lướt qua vài trang sách, tôi tự nhiên thấy yêu thích bối cảnh hoàn toàn khác biệt với không gian của các truyện ngắn đã từng đọc. Trên bìa 4, nhà văn Hồ Anh Thái đã nói đây là cuốn sách “gây ấn tượng vương vấn cả khi ta đã gấp sách lại”. Tôi không biết sẽ cảm thấy vấn vương đến mức nào, nhưng bìa sách đậm màu ráng chiều với loại giấy vàng sậm như những cuốn sách ngày xưa khiến tôi không đừng được phải nhấc lên bỏ vô giỏ.

Xuyên suốt tập truyện gần như chỉ có hai nhân vật chính là thầy và điệu Sanh, thỉnh thoảng lại thấy thấp thoáng hình dáng của chị bán vải thường xuyên lui tới cửa thiền, của những con người trần tục, của điệu Năng dù tu tập nhưng vẫn bị cám dỗ bởi thế giới bên ngoài. Mỗi truyện ngắn như một miếng ghép, tưởng chừng riêng biệt, nhưng lại góp phần tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh, như một cuốn tiểu thuyết nhẹ nhàng, bình lặng, để rồi khi đọc hết, đúng là cứ có cảm giác lưu luyến mãi không thôi.

Hoàng Công Danh kể chuyện rất tài tình, tôi không hề thấy một chút nào miễn cưỡng hay gượng ép trong từng câu chữ. Đọc hết một trang rồi lại cứ muốn lật tiếp những trang khác để thấy ngóc ngách nào cũng tràn đầy tình yêu thương, những lo lắng và lấn cấn với cuộc đời không có chút gì trách móc, than thở. Có mấy chỗ, tôi không thích, thậm chí có phần bực bội bởi những phút xao động trong suy nghĩ của sư thầy và chị bán vải. Nhưng cái kết của tập truyện lại là một đáp án hoàn chỉnh cho số phận những nhân vật đã xuất hiện, mỗi người có một bước ngoặt, mà thật ra “lối vào chốn này thực chất là lối ra của chốn kia mà thôi”.

Những phút đầu tiên điệu Sanh xuất hiện ở phần cuối tập truyện, như một người xa lạ, bị những bộn bề cuộc sống cuốn đi. Song, cứ kiên nhẫn đọc đến trang sách cuối cùng, tôi tin rằng ai cũng sẽ chững lại trước vài chi tiết, mà chỉ cần một chút yếu lòng, nước mắt sẽ rơi.

Tôi thấy rất ít truyện ngắn có bối cảnh từ các ngôi chùa, nhất là tác phẩm của những cây bút trẻ. Có lần tôi bắt gặp trong tuyển tập Nguyễn Tuân có câu chuyện về một người trong làng, đam mê thú uống trà, cứ nhất thiết bắt gia nhân phải lên chùa quẩy cho được gánh nước pha trà mới ngon. Dù vậy, khung cảnh chùa chiền cũng chỉ thoáng qua, suy nghĩ của sư thầy cũng lướt nhanh, chỉ tập trung vào thú vui của người kia, để đến khi sa cơ lỡ vận, còn lại là những toan tính khi bày bán mấy chiếc ấm tử sa nơi chợ phiên.

“Cõng nhau trong một cõi người” bao phủ bởi không khí Phật giáo giản dị và sâu sắc. Không cần cao trào, mâu thuẫn hay căng thẳng, nhưng sao tôi cứ thấy bâng khuâng mãi thế này?

Hà Nội 6/5/2015

Na Hồ

The post Sách – Dư âm “Cõng nhau trong một cõi người” appeared first on Góc Cạnh.

]]>
382
Nhạc – Bâng khuâng những ngày “Tháng Tư về” https://goccanh.com/nhac-bang-khuang-nhung-ngay-thang-tu-ve/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nhac-bang-khuang-nhung-ngay-thang-tu-ve Mon, 13 Apr 2015 12:26:19 +0000 http://nahoblog.com/?p=378 Tháng tư đã đi qua được gần nửa, tôi nghe “Tháng Tư về” không biết đã bao lần, nhưng vẫn cứ loay hoay sắp xếp ý vào câu, làm sao để nói cho hết được cái da diết và khắc khoải trong không gian tràn ngập nắng, gió và tiếng saxophone. Ảnh: Google Images Tôi […]

The post Nhạc – Bâng khuâng những ngày “Tháng Tư về” appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Tháng tư đã đi qua được gần nửa, tôi nghe “Tháng Tư về” không biết đã bao lần, nhưng vẫn cứ loay hoay sắp xếp ý vào câu, làm sao để nói cho hết được cái da diết và khắc khoải trong không gian tràn ngập nắng, gió và tiếng saxophone.

Ảnh: Google Images

Tôi nghe ca khúc lần đầu trên FM 102.7 cách đây nhiều năm, khi ấy giọng hát của ca sĩ Khánh Linh nhẹ nhàng như lướt trên nền nhạc guitar tiết tấu nhanh, gọn, rực rỡ như “gió hát mùa hè, có những chân trời xanh thế”. Năm nay, tôi bỗng gặp bản hòa tấu saxophone của nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn, không cần bất cứ lời hát nào lại rất vừa vặn trong cái nắng nhẹ đầu mùa, trong không khí đầy lãng mạn, trữ tình của “mây xa vời, nắng xa vời, con sông xa lững lờ trôi…”. Còn gì thoải mái hơn khi ngồi trên ban công đầy gió, nhắm mắt tận hưởng tiếng saxophone, để mặc cho trí tưởng tượng bay đến những nơi có “nắng nhẹ nhàng, mây trắng nhẹ nhàng…”.

Trước đây, mỗi khi nghĩ đến những bản hòa tấu saxophone là tôi lại liên tưởng tới không gian của mấy quán café, cứ sao sao đó. Cái “sao sao” có lẽ bởi vì ngày trước có việc chạy qua café trên khu phố cổ, lần nào cũng nghe thấy mấy bản hòa tấu về Hà Nội, nghe riết rồi đâm ra ngán luôn thứ nhạc cụ tạo nên mấy âm thanh buồn bã ấy. Tôi đã nghe đi nghe lại “Tháng Tư về” do Khánh Linh, Mỹ Linh, Anh Thơ và Hà Trần hát, toàn những ca sĩ có tên tuổi cả, nhưng vẫn không cách nào khiến cho tinh thần thật thoải mái trước những ngày chợt nắng, chợt gió, chợt mưa đầu mùa.

Và, “Tháng Tư về” trong tiếng saxophone như một mảnh ghép hoàn chỉnh cho bức tranh đầu mùa hạ. Không quá buồn bã, cũng không quá sôi nổi, từng nốt nhạc chậm rãi như đưa tôi vào một Thế giới “quanh co lối mòn hoa dại nở”. Ở đó, tôi không còn cảm giác bức bối khi chạm tay vào cái nắng hè, để tôi thấy những cơn gió khiến cho tinh thần hết sức vui vẻ và tràn đầy hứng khởi, và hơn hết là tôi có thể cảm nhận được một chút “chất thơ” đi vào trong bộn bề cuộc sống.

Tôi vốn không thích mùa hè, nhất là mùa hè ở Việt Nam, khi mà cái nóng gay gắt khiến người ta bức bối và ngột ngạt, rất dễ đổ quạu trước những vấn đề nhỏ xíu. Thế mà nhạc sĩ Dương Thụ lại khéo léo xoa dịu sự nóng nảy bằng giai điệu và ca từ rất dỗi dịu dàng, tha thiết. Sau một từ đơn kéo dài, là hình ảnh của mùa hè, của cuộc sống, vô cùng đẹp đẽ nhưng lại giản dị và gần gũi: “Mơ… Em mơ mơ về con đường nhỏ” hay “Nghe… bâng khuâng mấy nhành hoa lựu đỏ”. Để đến khi “Tháng Tư về” tới những nốt nhạc cuối cùng, tôi vẫn còn thấy cảm giác bình yên phảng phất xung quanh.

Hà Nội 13/4/2015

Na Hồ

The post Nhạc – Bâng khuâng những ngày “Tháng Tư về” appeared first on Góc Cạnh.

]]>
378
Phim – Đấu trường sinh tử, chiến binh không thể gục ngã https://goccanh.com/phim-dau-truong-sinh-tu-chien-binh-khong-the-guc-nga/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phim-dau-truong-sinh-tu-chien-binh-khong-the-guc-nga Sat, 04 Oct 2014 23:07:55 +0000 http://nahovn.wordpress.com/?p=188 Ảnh: GG Tôi xem “Đấu trường sinh tử” (tiếng Anh: The Hunger Games) bằng máy tính kết nối với tivi 52 inch, bản HD. Đây dường như là một bộ phim theo mô típ anh hùng thường thấy của điện ảnh Mỹ. Bộ phim là câu chuyện về những người được lựa chọn từ các […]

The post Phim – Đấu trường sinh tử, chiến binh không thể gục ngã appeared first on Góc Cạnh.

]]>

Ảnh: GG

Tôi xem “Đấu trường sinh tử” (tiếng Anh: The Hunger Games) bằng máy tính kết nối với tivi 52 inch, bản HD. Đây dường như là một bộ phim theo mô típ anh hùng thường thấy của điện ảnh Mỹ.

Bộ phim là câu chuyện về những người được lựa chọn từ các quận xung quanh Capitol, tham gia vào trận chiến đấu sống còn để mua vui cho những kẻ giàu có trong xã hội. Capitol là một tập hợp những người giàu với đời sống xa hoa, tự cho mình quyền cai trị đất nước. Khi quận 13 vì nghèo đói, nổi dậy giành chính quyền, Capitol đã mang quân đàn áp và xóa xổ khu vực này trong bản đồ đất nước. Từ đó, theo định kỳ, từ mỗi quận 1 nam và 1 nữ được lựa chọn ngẫu nhiên để tham gia vào cuộc chiến trong khu rừng dưới quyền kiểm soát của Capitol. Cuối cùng, chỉ một người duy nhất được quyền sống sót, được hưởng những đặc ân về điều kiện ăn ở, đối lập với hoàn cảnh trước kia. Trái ngược với sự hào nhoáng của những con người đến từ trung tâm là hình ảnh người dân lam lũ và nghèo đói của các quận. Trái ngược với những tòa nhà cao sừng sững là các căn nhà gỗ nhỏ xíu. Và trái ngược với sự hả hê trên mấy khuôn mặt trát đầy phấn là sự hoang mang, sợ hãi trong mắt của người dân.

Khi nhân vật nữ chính, Katniss, xuất hiện, khuôn mặt hiền hòa, xinh đẹp, vừa có nét khổ cực lại vừa mạnh mẽ, tự nhiên tôi nghĩ người này sẽ trở thành chiến binh của quận 12. Trong buổi chợ, lúc cô được tặng chiếc huy hiệu bằng đồng, tôi mơ màng cho rằng trong trận chiến đấu ở Capitol, cô sẽ không chết. Và Katniss là người được lựa chọn cho quận 12 thật, cô là người duy nhất đã tình nguyện hy sinh thay cho em gái, trong khi những người khác đều thở phào khi biết mình không phải lâm trận.

Capitol hiện lên tráng lệ với những con người lòe loẹt, sặc sỡ, những tòa nhà cao chọc trời và các thiết bị điện tử tối tân. Hàng loạt người ăn vận đẹp đẽ nhưng ánh mắt vô cảm, thỏa mãn và thích thú khi chứng kiến những người nghèo đến từ 12 quận như một đội quân võ sĩ giác đấu được chuẩn bị kỹ càng để lao vào trận chiến, chỉ với mục đích mua vui. Trong số họ, có những người sợ hãi trước trận đấu nhưng cũng có những người được huấn luyện để cảm thấy vinh dự khi được chết cho quận của mình.

Tôi thấy cuộc sống của đất nước ấy quá tàn nhẫn khi chứng kiến những người trẻ tuổi lao vào nhau, dùng vũ khí để chém giết, chỉ mong giành cơ hội sống cho bản thân. Giữa trận chiến đẫm máu ấy, mối quan hệ ngắn ngủi giữa Katniss và cô bé Rue của quận 11 lại đầy tình người. Tôi thích hình ảnh Katniss giơ ba ngón tay hôn gió hiện trên màn hình trực tuyến, đẹp và kiêu hãnh như một chiến binh thực thụ. Những người dân nghèo nổi dậy đều bị quân của Capitol đàn áp, phải tiếp tục lầm lũi sống chuỗi ngày cay đắng. Không phải ai trong số họ cũng mạnh mẽ như những chiến binh trong khu rừng kia, chiến đấu với quyết tâm không thể gục ngã.

Phải nói là không thể than phiền gì về hiệu ứng hình ảnh, âm thanh và ánh sáng trong các bộ phim của Mỹ. Tôi có thể thấy được nỗi sợ hãi tột cùng trong những ánh mắt xanh biếc, các vết thương rỉ máu, vết cáu bẩn trong móng tay của Katniss sau mấy ngày ở rừng, hay bờ môi cô run lên khi giương cung trong trận chiến. Tất cả đều hoàn hảo. Âm thanh của mỗi bước chân, hơi thở, hành động đều khiến cho tôi tập trung cao độ. Không rõ có phải quá tập trung hay không, mà tôi nghe nói bài hát “Safe and Sound” của Taylor Swift là nhạc nền của “The Hunger Games” nhưng căng tai nghe vẫn không biết xuất hiện ở đoạn nào.

Tuy nhiên, có hai điểm tôi không thích trong suốt bộ phim “The Hunger Games”. Một là, phim chỉ tập trung vào nhân vật Katniss, có chú ý thêm đến nhân vật Peeta và Rue. Đôi khi tôi thấy những chiến binh đến từ các quận khác chết một cách lãng nhách, hay do nhịp độ phim quá nhanh, tôi lại chưa đọc “Đấu trường sinh tử” nên khó nắm bắt chăng? Hai là, yếu tố tình cảm giữa Katniss và Peeta được đẩy lên mức sống chết, sử dụng làm đòn quyết định để cả hai cùng được sống. Tôi nghĩ mối quan hệ này nếu chỉ dừng lại ở tình bạn, cùng đến từ quận 12 mà chiến đấu vì nhau thì cái kết của phim sẽ hoàn chỉnh hơn.

Nhìn chung, tôi cho rằng “The Hunger Games” là bộ phim xem tương đối hay, đủ để ngưỡng mộ những góc quay đẹp, những nhân vật với tính cách rõ nét và cách xây dựng bối cảnh khắc họa được đầy đủ sự đối lập về cuộc sống và con người của các quận so với Capitol. Và hiển nhiên, nhật vật chính, nữ anh hùng của quận 12 không thể gục ngã trong trận chiến đấu sống còn.

Na Hồ

Hà Nội, 4/10/2014

The post Phim – Đấu trường sinh tử, chiến binh không thể gục ngã appeared first on Góc Cạnh.

]]>
188
Phim – Ba chàng ngốc, ai cũng có ranh giới và ước mơ https://goccanh.com/phim-ba-chang-ngoc-ai-cung-co-ranh-gioi-va-uoc-mo/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=phim-ba-chang-ngoc-ai-cung-co-ranh-gioi-va-uoc-mo Sat, 04 Oct 2014 00:40:04 +0000 http://nahovn.wordpress.com/?p=177 Tôi ít xem phim Ấn Độ, nhưng hôm nay đã xem lại “Ba chàng ngốc” (tiếng Anh: Three idiots), đây là lần thứ tư. Khi bộ phim bắt đầu, tôi đã không hiểu được tại sao sau khi nghe một cú điện thoại thì Farhan tìm mọi cách để dừng chuyến bay vừa cất cánh […]

The post Phim – Ba chàng ngốc, ai cũng có ranh giới và ước mơ appeared first on Góc Cạnh.

]]>

Tôi ít xem phim Ấn Độ, nhưng hôm nay đã xem lại “Ba chàng ngốc” (tiếng Anh: Three idiots), đây là lần thứ tư.

Khi bộ phim bắt đầu, tôi đã không hiểu được tại sao sau khi nghe một cú điện thoại thì Farhan tìm mọi cách để dừng chuyến bay vừa cất cánh và Raju vội vã lao ra khỏi nhà đến nỗi quên không mang quần. Nhưng xuyên suốt bộ phim, tôi đã hiểu thứ gì và vì ai khiến cho hai nhân vật chính hành động như vậy. Đó là tình bạn trong sáng và mãnh liệt dành cho “chàng ngốc thứ ba” mang tên Rancho.

Ảnh: nhân vật phim – GG Images

Bộ phim là hành trình vượt qua ranh giới để đi theo ước mơ tận trong đáy lòng của ba nhân vật chính. Farhan hiền lành, sinh ra trong một gia đình trung lưu, con đường “trở thành kỹ sư” được gia đình kỳ vọng từ khi anh mới ra đời mặc dù niềm đam mê thực sự là nhiếp ảnh. Raju là con út trong gia đình nghèo, cha bệnh liệt giường, mẹ không có điều kiện để mua một bộ saree mới, chị gái không có tiền hồi môn để làm đám cưới, hình ảnh Raju hiện lên nhạy cảm và nhiều nỗi lo sợ. Rancho xuất hiện trong ngày nhập học của trường đại học với đôi mắt sáng và vẻ mặt khù khờ nhưng đã thể hiện sự đam mê với nghiên cứu, khả năng ứng biến sáng tạo trước mọi tình huống, hết lòng vì bạn bè và một bí mật lớn chỉ được mở ra ở cuối phim.

Những định kiến xã hội và áp lực lên mơ ước của con người được mô tả một cách chân thực và sâu sắc trong phim “Ba chàng ngốc”. Là Virus, hiệu trưởng nhà trường, bảo thủ và cực đoan, luôn tuân theo những nguyên tắc một cách cứng nhắc, đến nỗi gián tiếp trở thành nguyên nhân cái chết của con trai mình và một sinh viên trong trường. Ông gieo vào đầu các sinh viên điệp khúc về việc phải trở thành người đứng đầu, vì không ai nhớ tới người đứng thứ hai. Là Chatur đầy kiêu căng, tự phụ, luôn muốn thể hiện mình hơn người với mớ kiến thức học thuộc từ sách vở và các giá trị vật chất bên ngoài. Là những gia đình luôn muốn con mình trở thành bác sĩ, kỹ sư mà chưa bao giờ hỏi đến ước mơ của con. Là Farhan mơ ước trở thành nhiếp ảnh gia chuyên chụp đời sống thiên nhiên hoang dã nhưng chưa vượt qua được áp lực từ người cha nên phải theo đuổi con đường kỹ sư. Là Raju đam mê ngành cơ khí nhưng chưa thành công vì những nỗi sợ hãi từ bên trong, tinh thần phải bám víu vào những chiếc nhẫn mê tín trên ngón tay. Và Rancho như một luồng sinh khí mới mẻ và phóng khoáng đã góp phần làm thay đổi những người xung quanh, giúp họ sống thật với bản thân và theo đuổi ước mơ.

“Ba chàng ngốc” là câu chuyện có cả nước mắt và nụ cười. Có lẽ nhiều người dễ rơi nước mắt khi xem đoạn Rancho đưa bố Raju vào bệnh viện hay khi Raju đứng giữa áp lực của việc soạn thảo thư đuổi học bản thân hoặc Rancho, đã nhảy từ tầng 3 xuống đất để được giải thoát. Nhưng cũng không nén được phải cười lớn khi Farhan và Raju dọa dẫm ngài Chanchad để lấy tin tức của Rancho bằng việc đưa lọ đựng tro của bố Chanchad trên bồn cầu, cuối cùng phát hiện lấy nhầm chiếc lọ rỗng. Và có lẽ sẽ mỉm cười trong nước mắt như các nhân vật trong phim ở đoạn đỡ đẻ cho Mona, con gái Virus, ngay tại trường học trong một đêm mưa gió.

Điều mà tôi rất thích ở “Ba chàng ngốc” là tất cả mọi việc đều diễn ra hết sức tự nhiên và hợp lý. Các diễn viên đều như đang sống, chứ không phải đang diễn. Họ lột tả được từng nét tính cách đặc trưng của nhân vật và sự thay đổi qua thời gian bằng những cảm xúc trên nét mặt và trong ánh mắt.

Và một điều nhỏ nữa, “Ba chàng ngốc” đã mang đến cho tôi sự cảm nhận mới mẻ về phong cảnh và văn hóa của đất nước Ấn Độ. Nhạc phim là những bài ca vui nhộn, thể hiện điểm cốt yếu của phim, là cái nhìn tươi vui và lạc quan về cuộc sống. Tôi được thấy thủ tục làm đám cưới của người Hindu qua hai lễ cưới của con gái Virus. Tôi lại thấy những bài nhảy Ấn Độ qua bước chân thuần thục của Pia trong bộ saree khéo léo khoe eo bằng các động tác lắc hông đặc trưng. Và tôi thấy cả thiên nhiên đầy quyến rũ của những con đường hẹp giữa các vách núi đá hùng vĩ và bãi đất hoang trải dài, cũng như dải cát trắng bên bãi biển xanh thẳm ở cuối phim.

Bộ phim có một kết thúc đẹp, mang lại cảm giác nhẹ nhõm và tràn đầy cảm hứng. Chỉ cần bước qua ranh giới của nỗi sợ hãi và định kiến, câu nói của Rancho: “Hãy theo đuổi sự ưu tú, thành công sẽ theo đuổi bạn”, chắc chắn sẽ trở thành hiện thực.

Na Hồ

Hà Nội, 3/10/2014

The post Phim – Ba chàng ngốc, ai cũng có ranh giới và ước mơ appeared first on Góc Cạnh.

]]>
690