Mami và Bebe Archives - Góc Cạnh http://goccanh.com/category/viet/mami-va-bebe/ [ - Góc nhỏ tĩnh lặng ~ Bởi cuộc đời dài rộng lắm, yêu thương lại rất gần - ] Tue, 22 Aug 2023 08:16:58 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.3 https://i0.wp.com/goccanh.com/wp-content/uploads/2021/01/image-1.jpg?fit=32%2C32 Mami và Bebe Archives - Góc Cạnh http://goccanh.com/category/viet/mami-va-bebe/ 32 32 187908604 | Bebe | Kỷ luật thép nhưng trái tim của mẹ vẫn mềm http://goccanh.com/bebe-ky-luat-thep-nhung-trai-tim-cua-me-van-mem/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bebe-ky-luat-thep-nhung-trai-tim-cua-me-van-mem Tue, 22 Aug 2023 08:15:49 +0000 https://goccanh.com/?p=1473 Mầm, Lá của mẹ, Đôi lúc, chắc hẳn các con thấy thật uất ức, giận dỗi và tức giận khi những đòi hỏi của mình không được bố mẹ chiều theo. Nhưng các con biết không, trong cuộc sống này, không ai có thể chạy mãi theo những yêu cầu của mình, cũng như không […]

The post | Bebe | Kỷ luật thép nhưng trái tim của mẹ vẫn mềm appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Mầm, Lá của mẹ,

Đôi lúc, chắc hẳn các con thấy thật uất ức, giận dỗi và tức giận khi những đòi hỏi của mình không được bố mẹ chiều theo. Nhưng các con biết không, trong cuộc sống này, không ai có thể chạy mãi theo những yêu cầu của mình, cũng như không phải mong muốn nào cũng được đáp ứng. Nếu như bố mẹ không kiên nhẫn chỉ dẫn cho các con, sau này bước ra cuộc sống, các con sẽ gặp phải những bài học đắt giá. Mẹ tin rằng những em bé lớn lên trong kỷ luật nhưng không thiếu phần yêu thương sẽ đủ vững vàng về sau.

Lớn lên chút xíu nữa, các con có nhớ những lần khóc vật ra ăn vạ, giãy giụa, tay đập chân đạp, nước mắt lưng tròng… mỗi khi có điều không vừa ý lúc nhỏ không nhỉ? Những lần như vậy, phần nhiều là bố mẹ rất “cứng”, các con chẳng mấy khi được như ý. Rồi cơn khóc lóc qua đi, các con không được xem tivi, không được ăn bánh kẹo, không được mua đồ chơi… có vẻ cũng không sao lắm. Lại có những hoạt động và niềm vui khác hấp dẫn sự chú ý của hai chị em. Có lúc các con khóc dữ quá, đa phần rơi vào mấy cơn buồn ngủ díp cả mắt, mẹ cũng thương lắm, cũng muốn chùn bước lại để thoả hiệp chút xíu. Nhưng, mẹ lại biết rằng chỉ cần mẹ xuống nước lần một, rồi sẽ có lần hai, lần ba…, lần thứ n. Chỉ cần mẹ thoả hiệp, các con sẽ không nhận ra đâu là giới hạn của những đòi hỏi vô lý. Con khóc, mẹ đau. Tuy nhiên, mẹ không quay lưng đi, bỏ lại con “khóc chán thì thôi”. Mẹ đã ngồi bên cạnh, đợi cơn khóc của con qua lúc đỉnh điểm để ngồi lại vỗ về, thủ thỉ, để cho con biết mẹ đang thấy thế nào, đang cố gắng ra sao, để cùng con gọi tên cảm xúc của mình và để con thấy vài lý do mà đòi hỏi của con chẳng thuyết phục chút xíu nào cả.

Các con có còn nhớ những lúc mình phải vượt lên cơn lười biếng và ham chơi để ngồi học và luyện tập hay không. Có nhiều lúc mẹ sốt ruột lắm chứ, vì mẹ đã gác lại tất cả công việc và thú vui của bản thân để ngồi kèm con lò dò tập những phím đàn, tô những nét chữ đầu tiên. Mẹ không cho các con học vì cần thể hiện, vì phải bằng nhà nọ nhà kia, mẹ để hai con tiếp xúc với nhiều môn ngoại khoá và chương trình học để bản thân con tự tìm được niềm vui và động lực. Biết đâu các con lại thấy mình đặc biệt yêu thích môn nào đó và chính những tháng ngày luyện tập này lại trở thành thế mạnh của con thì sao. Trước đây mẹ có một người bạn, chú ấy chơi đàn piano rất hay và tình cảm. Rồi trong những câu chuyện phiếm hàng ngày, chú ấy mới cho mẹ biết là trước đây, khi bố mẹ ép luyện tập chú đã rất chán nản, nhưng càng về sau chú ấy lại càng thấy niềm vui mỗi khi tập được một bài nhạc mới, niềm vui nho nhỏ ấy đã xoa dịu áp lực của cuộc sống khi lớn lên sau này.

Các con biết không, mẹ hoàn toàn có thể mặc kệ các con thoả sức vui chơi, xem phim nọ kia cho qua những tháng ngày còn nhỏ. Mẹ cũng có thể gửi hẳn các con cho ông bà để được rảnh rang, các con sẽ được tự do hơn nhiều khi ở cùng bố mẹ. Lúc ấy, các con sẽ thấy rất thoải mái và bản thân được chiều chuộng vô cùng. Nhưng mẹ đã lựa chọn để các con ở bên cạnh bố mẹ khi còn nhỏ, dù có vô vàn những khó khăn, mệt mỏi, mẹ không muốn khi lớn lên, các con sẽ nuối tiếc và nói hai chữ “giá như” khi nhớ về những ngày còn nhỏ chỉ biết chơi đùa. Bây giờ, cuộc sống cạnh tranh hơn nhiều so với thời mẹ còn nhỏ, còn trẻ. Mẹ tin rằng những kiến thức, kỹ năng chúng mình học được, chẳng có gì uổng phí cả, nhất là những kỹ năng phải rèn luyện qua thời gian.

Hai em bé của mẹ, mỗi ngày mẹ đều rất cứng rắn trong suốt quá trình nuôi dạy các con, đôi khi mẹ cũng cảm thấy mình hơi nghiêm khắc quá so với độ tuổi của con. Nhưng mẹ nghĩ rằng mình vẫn biết cách thủ thỉ tâm sự, nói lời yêu thương và ôm lấy các con. Lớn lên chút nữa, các con sẽ biết dù mẹ dạy con bằng kỷ luật thép, nhưng trái tim của mẹ vẫn mềm.

Nhớ nhé em bé của mẹ,

Con lớn lên từ yêu thương đấy!

Khả Tuệ

2021.03.08

#haiembe #nuoidaycon #parenting #raisingchild

The post | Bebe | Kỷ luật thép nhưng trái tim của mẹ vẫn mềm appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1473
| Nuôi dạy con | Về nhà http://goccanh.com/nuoi-day-con-ve-nha/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=nuoi-day-con-ve-nha Sun, 19 Mar 2023 08:49:55 +0000 https://goccanh.com/?p=1465 Mầm – Lá nhà mình, rất thích về nhà, Mình nhìn thấy điều đó trong ánh mắt của hai em bé, trong sự hứng khởi mỗi khi mình và ox đón con về nhà. “Về nhà” – hai chữ đơn giản nhưng là rất nhiều thời gian và nỗ lực của mỗi thành viên trong […]

The post | Nuôi dạy con | Về nhà appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Mầm – Lá nhà mình, rất thích về nhà,

Mình nhìn thấy điều đó trong ánh mắt của hai em bé, trong sự hứng khởi mỗi khi mình và ox đón con về nhà.

“Về nhà” – hai chữ đơn giản nhưng là rất nhiều thời gian và nỗ lực của mỗi thành viên trong gia đình. Bởi vì không phải nơi nào có đủ người thân, ruột thịt đều có thể gọi là gia – đình.

Với mình, một em bé có rất nhiều, rất nhiều nhu cầu. Là mong muốn được học điều mới, được chơi mấy thứ hay ho, được nghe bố mẹ kể chuyện, được ăn đồ mình thích, được tự do hát vu vơ theo mấy bài hát tự nghĩ ra… Mình luôn cố gắng cho con được đủ đầy trong một giới hạn nhất định, với những thứ hợp lý với độ tuổi của con và với gia đình mình.

Bản thân mình hồi mới sinh Mầm chỉ muốn mang cả Thế giới về cho con, để con được mặc đồ tốt, ăn thứ ngon, chơi những đồ chơi mới mẻ… Khi Mầm – Lá được 2 tuổi, lứa tuổi bắt đầu biết đòi hỏi và giãy dụa mỗi khi mong muốn không được đáp ứng, mình bắt đầu giãn dần tần suất mua đồ, mỗi lần mua thứ gì mới đều giải thích cho con tại sao bố mẹ mua thứ này, nó hợp lý với con như thế nào. Và với những đòi hỏi vô lý, mình và ox rất kiên quyết: “bố mẹ có đủ tiền để mua đồ chơi mới cho con, nhưng ở nhà đã có rất nhiều đồ chơi, mua thêm sẽ rất lãng phí. Hơn nữa, không phải thứ gì bạn có mình cũng cần phải mua, cũng có rất nhiều thứ mình có nhưng bạn không có, ví dụ cái này, cái này…”.

Ở lứa tuổi nhỏ nhỏ này của Mầm và Lá, mình không ngại dài dòng một chút để hướng dẫn con từ những điều bé xíu. Để em bé khi ra ngoài không phải quá ngỡ ngàng trước muôn vàn điều mới mẻ, để em bé không bị “loá mắt” trước những giá trị hào nhoáng của cuộc sống ngoài kia, để em bé không phải thèm thuồng một thứ đồ chơi hay một món ăn vốn dĩ rất bình thường. Mình luôn có ý nghĩ không bao giờ được nói ra với Mầm – Lá những câu “vì con nên mẹ phải làm cái này để con thấy thế nọ thế kia”. Cảm xúc vốn là thứ từng người tự cảm nhận, tự “ngấm” dần chứ không phải vì mình là mẹ nên mình có thể “đọc” và điều khiển cảm xúc của con.

Cảm xúc gia đình cũng vậy. Em bé nào cũng muốn được yêu thương, vỗ về và dù nhỏ, chẳng em bé nào muốn ở một nơi mà bố mẹ chỉ biết chăm chăm nhìn máy tính, tivi, điện thoại. Chẳng em bé nào muốn ở “nhà” mà không có ai quan tâm mình đang cảm thấy thế nào, muốn ăn gì, có nhu cầu gì. Như thế, lạnh lẽo lắm! Làm sao gọi là nhà? Rồi sau em bé lớn dần lên, làm sao có mong muốn về nhà?

Khả Tuệ

2021.09.29

Ảnh: generated by GC

#haiembe #về_nhà #bebe

The post | Nuôi dạy con | Về nhà appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1465
[ Parenting ] Mẹ cũng đang nỗ lực từng ngày http://goccanh.com/parenting-me-cung-dang-no-luc-tung-ngay/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=parenting-me-cung-dang-no-luc-tung-ngay Wed, 07 Sep 2022 03:37:39 +0000 http://goccanh.com/?p=1408 Mầm, Lá của mẹ, Mẹ đang nỗ lực từng ngày để bản thân mẹ tốt hơn, biết nhiều thứ hơn, tỉnh táo và bình tĩnh trong khi nuôi dạy các con nhiều hơn. Với công việc hiện tại, mẹ có thể ngừng mở rộng, ngừng cắm cúi làm, bố mẹ vẫn có thể lo lắng […]

The post [ Parenting ] Mẹ cũng đang nỗ lực từng ngày appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Mầm, Lá của mẹ,

Mẹ đang nỗ lực từng ngày để bản thân mẹ tốt hơn, biết nhiều thứ hơn, tỉnh táo và bình tĩnh trong khi nuôi dạy các con nhiều hơn. Với công việc hiện tại, mẹ có thể ngừng mở rộng, ngừng cắm cúi làm, bố mẹ vẫn có thể lo lắng cho cuộc sống của các con. Với kiến thức và kinh nghiệm hiện tại, mẹ có thể ngừng gồng mình lên để nỗ lực, tranh thủ từng giờ từng phút. Với cuộc sống bây giờ, bố mẹ có thể ngừng áp lực để túc tắc tận hưởng cuộc sống này.

Nhưng, hai em bé của mẹ,

Mẹ sẽ không thể cổ vũ các con hãy tiến về phía trước nhưng mẹ cứ đứng yên một chỗ, thậm chí sẽ có lúc chậm chạp vì mọi thứ luôn thay đổi rất nhiều và rất nhanh. Mẹ sẽ không thể thể hoà nhập vào cuộc nói chuyện của các con sau này, khi các con đã lớn lên và có những thú vui riêng, nhưng chẳng ăn nhập gì với những thói quen cũ kỹ của mẹ. Và còn rất nhiều, rất nhiều thứ khác nữa, nếu như mẹ cứ nhẩn nha tận hưởng, các con sẽ không thấy được mỗi sự thành công, dù nhỏ, cần phải nỗ lực và đánh đổi tới đâu, cần phải gồng lên để biết giới hạn của mình thế nào.

Cuộc sống của các con sau này hẳn cạnh tranh sẽ gay gắt hơn thời của mẹ nhiều. Bởi vì bây giờ rất nhiều bố mẹ đã có điều kiện hơn, họ cho con học kỹ năng, kiến thức, văn thể mỹ, nhiều ngoại ngữ… Mình không cần phải quá ganh đua và chạy theo những giá trị mà người khác hướng tới, nhưng nếu được tiếp cận và trang bị tất cả thật sớm, để các con vững vàng bước vào cuộc sống. Như thế sẽ tốt hơn nhiều đấy nhỉ?

Mầm – Lá của mẹ, sinh con ra là lựa chọn của bố mẹ. Mẹ tự thấy cần có trách nhiệm và đủ yêu thương các con để không bỏ mặc các con để “trời sinh voi sinh cỏ”. Trong hành trình lớn lên cùng nhau, mẹ sẽ cùng các con cố gắng, không chỉ để tốt hơn mỗi ngày, mà mẹ cũng sẽ thấy những tháng này của mẹ không uổng phí chút nào.

Đôi lúc mẹ thấy hơi kiệt sức, cảm giác chỉ muốn buông bỏ tất cả những gì mẹ đang cố gắng. Nhưng, bố mẹ vẫn đang cùng các con tiến về phía trước mỗi ngày đấy. Dù có lúc nhanh lúc chậm, nhưng vẫn tốt hơn nhiều so với việc đứng yên một chỗ. Mẹ tin rằng không chỉ bố mẹ, mà cả những người khác, chỉ khi yêu thương nhiều thật nhiều, quan tâm nhiều thật nhiều, mới đủ “dũng khí” để từ bỏ những thú vui và kế hoạch của bản thân, để dành cho các con một phần thời gian của cuộc sống hữu hạn này.

Nhớ nhé hai em bé của mẹ,
Các con lớn lên từ yêu thương đấy,

Khả Tuệ

2021.03.21

Ảnh: Ewa Brzozowska

nỗ_lực #parenting #làm_cha_mẹ

The post [ Parenting ] Mẹ cũng đang nỗ lực từng ngày appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1408
[ Raising babies ] Giữ sức khoẻ cho con giữa những ngày covid http://goccanh.com/giu-suc-khoe-cho-con-giua-nhung-ngay-covid/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=giu-suc-khoe-cho-con-giua-nhung-ngay-covid Sun, 27 Feb 2022 18:53:53 +0000 https://goccanh.com/giu-suc-khoe-cho-con-giua-nhung-ngay-covid/ Vừa rồi mình bận quá. Lu bu với một số kế hoạch công việc mới nên mình không thể ghi chép được những việc diễn ra hàng ngày với Mầm – Lá. Còn có một điều quan trọng hơn, đó là mình muốn dành thời gian cho hai em bé, để chơi cùng hai chị […]

The post [ Raising babies ] Giữ sức khoẻ cho con giữa những ngày covid appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Vừa rồi mình bận quá. Lu bu với một số kế hoạch công việc mới nên mình không thể ghi chép được những việc diễn ra hàng ngày với Mầm – Lá. Còn có một điều quan trọng hơn, đó là mình muốn dành thời gian cho hai em bé, để chơi cùng hai chị em, để hướng dẫn Mầm – Lá học, để quan sát từng thay đổi trong sức khoẻ của con giữa những ngày dịch bệnh đang bùng lên.

Thật may, cả nhà mình vẫn bình an.

Mỗi khi nghe tin có người quen, nhất là các em bé mình biết, bị mắc covid, mình thương đến quặn cả lòng. Bệnh có thể hồi phục, nhưng mình nghe nói covid để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của các bé. Rồi còn những tháng ngày dài phía trước, bao giờ sức khoẻ các con mới trở lại được bình thường?

Mình có vài thói quen để giữ sức khoẻ cho Mầm và Lá từ trước khi có dịch covid19, mong là sẽ hữu ích với những ai ghé blog của mình, để các em bé luôn được khoẻ mạnh.

🌱 ĂN VÀ UỐNG ĐẦY ĐỦ.
Mình cho Mầm – Lá ăn uống đa dạng. Nhưng thức ăn hàng ngày khó có thể đảm bảo được đủ lượng vitamin và khoáng chất cho hai em bé. Vậy nên mình thường cho bổ sung vitamin tổng hợp dạng viên dẻo, mỗi ngày 2 viên/ bé.

Sáng dậy mình pha vitamin C vào chai 500ml hoặc 1L để cả nhà cùng uống. Từ sáng tới tối cả nhà mình sẽ cùng nhau uống hết lượng nước đó, vừa bổ sung khoáng chất lại vừa tạo thói quen uống nước.

🌱 THÓI QUEN RỬA TAY VÀ ĐEO KHẨU TRANG
Cho dù không có covid, hai thói quen này cũng sẽ giúp bảo vệ Mầm – Lá trước nhiều đợt dịch khác. Mình và ox cũng thường giữ thói quen rửa tay khi từ ngoài trở về nhà cũng như đeo khẩu trang khi ra ngoài.

Mình luyện cho Mầm – Lá đeo khẩu trang từ khi còn nhỏ xíu. Trời nắng nóng thì xài khẩu trang giấy có in hoạ tiết hoạt hình. Trời lạnh thì dùng khẩu trang vải in hoa hoặc nhân vật mà hai em bé thích. Dần dần thành thói quen, trước khi ra cửa Mầm và Lá đều chủ động tìm khẩu trang để đeo.

Thói quen rửa tay của hai em bé mình cố gắng “đưa vào nề nếp” cả việc rửa tay dưới vòi nước và dùng gel rửa tay khô. Với việc rửa tay dưới vòi nước, Mầm – Lá được học kỹ năng dùng xà phòng và xoa tay, rửa tay ở trường rồi. Việc của mình là làm cho hai em bé những miếng xà bông hình con vật dễ thương, hoặc nguyên cái xà bông có gắn đồ chơi chút chít. Mỗi lần yêu cầu hai bà nhỏ rửa tay là không cần hò hét gì luôn ☺ Về sau mình làm thêm bọt rửa tay có mùi yêu thích của Mầm và Lá, để hai em bé có thể thay đổi giữa những lần rửa tay.

Với việc dùng gel rửa tay, những loại gel đang bán ngoài thị trường làm da tay của Mầm – Lá khô ráp. Có đêm nằm ôm hai em bé, mình sờ tay con mà thương vô cùng. Rồi mình tự mix gel cho con, cho thêm lô hội, dầu thực vật và tinh dầu, chiết vô chai nhỏ giọt bọc trong con thú cao su, để hai em bé chủ động mang theo người để rửa tay.

🌱 HẠN CHẾ RA NGOÀI VÀ TIẾP XÚC MỌI NGƯỜI
À thì trước đây nhà mình cũng đã có thói quen ít ra ngoài và tiếp xúc rồi. Tự nhiên giữa những ngày dịch bệnh, thói quen này lại giúp cả nhà mình không bị “cuồng chân” và an toàn thêm một phần.

Khi cần gặp người khác, mình và ox đều cân nhắc “khả năng nguy hiểm” của người sắp gặp và nơi sắp tới. Có một đợt cơ quan mẹ mình (bà ngoại của Mầm – Lá) đột nhiên có quá nhiều người dương tính khi kiểm tra covid. Thế là dù ở rất gần, ông bà cũng bảo nhà mình ở yên tại nhà cho an toàn, vì lỡ đâu bà F1 thành F0 thì sao?

Giữa những ngày dịch bệnh thế này, sức khoẻ quan trọng hơn những cuộc vui, những lần cả nể, hay yếu lòng bởi “sợ người ta nói”…

🌱 NGƯỜI LỚN PHẢI TỰ BẢO VỆ SỨC KHOẺ CỦA MÌNH TRƯỚC TIÊN
Trong nhà mình, người lớn đều đã tiêm 3 mũi vaccine cả rồi, sức khoẻ bình thường cũng khá tốt nên dù có lỡ nhiễm covid có lẽ cũng hồi phục nhanh. Nhưng Mầm – Lá thì chưa tiêm, dù sức khoẻ tốt thì chẳng có gì đảm bảo hai em bé sẽ không nhiễm bệnh cả. Lỡ đâu mình mang virus trong người rồi truyền cho hai em bé, mình thì tự đề kháng được, nhưng Mầm – Lá thì phải làm sao?

Gần đây, người nhà mình, người quen mình, thậm chí là tin tức của những người không quen, nếu một nhà lỡ có người nhiễm covid thường là cả nhà sẽ lần lượt dương tính khi test. Vẫn có nhiều người đề kháng tốt nên “thoát”, nhưng lượng F0 tăng nhiều quá rồi. Mình không muốn đặt cược rủi ro vì “bây giờ F0 bình thường ấy mà”, vì “ai rồi cũng nhiễm covid cả thôi”, vì “cứ kệ, miễn dịch cộng đồng sớm thôi mà”…

Mình ráng giữ sức khoẻ cho nhà mình và Mầm – Lá tốt nhất có thể. Chỉ mong gia đình mình và tất cả mọi người đều bình an qua những ngày dịch bệnh này.

Khả Tuệ
2022.02.28

covid19 #sức_khoẻ #haiembe

Ảnh: xà bông mình làm cho hai em bé ❤

The post [ Raising babies ] Giữ sức khoẻ cho con giữa những ngày covid appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1357
[ Raising babies ] Mình đã làm gì khi em bé tức giận? http://goccanh.com/raising-babies-minh-da-lam-gi-khi-em-be-tuc-gian/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=raising-babies-minh-da-lam-gi-khi-em-be-tuc-gian Wed, 16 Feb 2022 08:37:02 +0000 http://goccanh.com/?p=1351 Trẻ em thường chưa kiểm soát được hành vi cũng như cơn tức giận của mình khi gặp bất kỳ chuyện gì không vừa ý. Có những em bé bẩm sinh tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, nhưng hầu hết các bé đều có những lứa tuổi và giai đoạn “nổi loạn”. Tuy vậy, […]

The post [ Raising babies ] Mình đã làm gì khi em bé tức giận? appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Trẻ em thường chưa kiểm soát được hành vi cũng như cơn tức giận của mình khi gặp bất kỳ chuyện gì không vừa ý. Có những em bé bẩm sinh tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, nhưng hầu hết các bé đều có những lứa tuổi và giai đoạn “nổi loạn”. Tuy vậy, mình luôn cho rằng bất kỳ cảm xúc nào của con cũng có thể điều chỉnh và rèn luyện khả năng kiềm chế được. Thói quen điều chỉnh cảm xúc sẽ là một trong những điều có ích nhất cho cuộc sống của con khi lớn lên sau này.

Ảnh: The washington post

Trước đây, mỗi khi Mầm – Lá gào khóc, bực bội và tức giận, mình rất mệt mỏi. Đôi lúc mình cũng bị cuốn theo cảm xúc tiêu cực vì bản thân đã mệt với công việc và những kế hoạch dồn dập. Đã rất nhiều lần mình để cảm xúc bùng lên, rồi sau đó cảm thấy vô cùng ăn năn, rồi mình tự hỏi phải chăng vì mình cáu giận, nên hai em bé cũng bắt chước theo hay không. Mình tìm đọc những bài viết, bài báo và kết quả nghiên cứu về cơn cáu giận của trẻ, có nhiều bài mình phải ồ lên vì đúng với vài hoàn cảnh của mình khi phải “chiến đấu” với Mầm và Lá hàng ngày.

Cùng với vài lần ồ, à và kinh nghiệm lụm lặt trong suốt 4 năm nuôi dạy Mầm – Lá, mình phát hiện ra rằng cơn giận nào của trẻ em hình như cũng đều có lý do. Bố mẹ chỉ cần dành thời gian để lớn lên cùng con, để nhìn ra được cơn giận nào là bất thường, tự mình luôn nâng cao bản thân để “xử lý”, “hoá giải”. Rồi mình cũng ngạc nhiên về khả năng kiềm chế và kiên nhẫn của mình mỗi khi đồng hành cùng con, rồi cũng thấy mọi thứ trở nên đơn giản hơn nhiều.

TẠI SAO TRẺ CÁU GIẬN?

  1. Nhu cầu không được đáp ứng khiến trẻ bực tức. Hàng ngày, mỗi khi trẻ cáu giận, bố mẹ và người lớn nếu thoả hiệp bằng cách làm theo yêu cầu của bé sẽ tạo thành tiền lệ xấu. Dần dần, em bé nắm được điểm yếu của mọi người là sợ những cơn khóc và tức tối của con, sẽ lấn tới bằng việc sẵn sàng để cảm xúc bùng phát bất cứ lúc nào. Cơn cáu giận của trẻ lẽ ra chỉ kéo dài 5-10 phút, thì bây giờ sẽ tăng lên cho tới khi đòi hỏi của trẻ được đáp ứng.
  2. Khả năng kiềm chế của trẻ còn kém, đặc biệt là những em bé dưới 4 tuổi. Hàng ngày, người lớn cũng phải trải qua sự biến động của rất nhiều cảm xúc. Trẻ em cũng vậy. Điều khác nhau giữa người lớn và trẻ nhỏ là khả năng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực từ môi trường xung quanh hoặc do nhu cầu của bản thân không được thoả mãn. Vì khả năng kiềm chế kém nên trẻ thường thể hiện một cách chân thực nhất những gì mà trẻ đang cảm thấy. Cảm xúc mỗi lần bùng phát của trẻ bị bỏ qua sẽ dẫn tới sự chai lỳ hoặc thói quen che giấu cảm xúc của trẻ.
  3. Trẻ thu hút sự chú ý, quan tâm khi cảm thấy mình không được yêu thương đầy đủ.
  4. Trẻ có vấn đề về tâm lý, tinh thần. Áp lực cuộc sống mỗi ngày vượt quá sự chịu đựng của trẻ, thiếu đi sự hỗ trợ và dẫn dắt tinh thần của người lớn khiến trẻ hoang mang, căng thẳng. Sự căng thẳng dẫn tới sự tức giận.

KHI NÀO CƠN BỰC BỘI CỦA BÉ TRỞ NÊN NGUY HIỂM?

Cũng như người lớn, mình tin rằng em bé cũng cần phải đối mặt với những cảm xúc của bản thân và học cách kiềm chế cảm xúc của mình mới có thể lớn lên và ngày càng vững vàng hơn. Tuy nhiên, sau khi đọc thêm sách vở, tài liệu, mình đã biết được rằng đôi lúc cơn tức giận của em bé là dấu hiệu của những hệ quả lớn hơn về sau. Nói cách khác, có những lúc cơn giận của em bé trở nên vô cùng nguy hiểm mà mình cần phải nhận biết sớm để nhìn lại cách hướng dẫn con của bản thân, cũng như có hướng điều chỉnh để giảm những “vết xước” trong quá trình lớn lên của con. Mầm – Lá chắc chắn không thể hoàn hảo, nhưng mình cùng ox vẫn luôn cố gắng để xử lý những cơn cáu kỉnh hàng ngày của con.

Với mình, mình sẽ lo lắng và tìm cách xử lý khác cho con nếu Mầm – Lá có những biểu hiện như:

  • Liên tục nói dối để trả lời câu hỏi của người lớn trong cơn tức giận.
  • Tự làm đau bản thân mình vì cho rằng như thế sẽ được quan tâm hơn.
  • Trở nên vô cùng hiếu chiến mỗi khi cơn tức giận bùng lên.
  • Khó để bình tĩnh trở lại và nói chuyện cùng bố mẹ về cơn tức giận vừa diễn ra.
  • Cơn tức giận của con có ảnh hưởng đến cuộc sống và việc học tập.

BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CON CÁU GIẬN?

Thật sự, có nhiều lúc đứng trước cơn cáu giận đầy bướng bỉnh của Mầm – Lá, mình cảm thấy căng hết cả đầu óc, chỉ muốn quát tháo để mọi thứ yên tĩnh trở lại. Nhưng qua rất nhiều lần, mình biết chỉ có bản thân mình vô cùng kiên nhẫn và bình tĩnh, mới có thể “trấn áp” được sự cáu kỉnh của con.

Mỗi lần như vậy, mình tự nhủ trước hết mình phải thật bình tĩnh. Có những lần, mình quá căng thẳng nên mình đã gào lên, rất to. Lập tức tiếng khóc của con im bặt, nhưng chính sự yên tĩnh ấy đã “đánh thức” mình. Mình nhìn thấy sự hoảng sợ trong ánh mắt ngơ ngác của Mầm – Lá, khi ấy hai em bé ngừng cơn tức giận vì sợ nhiều hơn là đã bình tĩnh lại. Mình đã từng nghĩ rằng, do có những lần mình không kiềm chế được cơn stress nên em bé học tập theo. Thế nên mỗi ngày mình lại càng cố gắng để kiềm chế và giải toả những cảm xúc tiêu cực. Ít nhất để có thể cứng lòng trước những đòi hỏi vô lý của con, nhưng vẫn bình tĩnh ôm lấy em bé để hỏi: “con đang cảm thấy thế nào, có buồn không?”, “bây giờ chúng mình có thể làm gì để con vui hơn nhỉ?”, “con có muốn làm cái này không, chơi cái này có khiến con vui lên hay không?”.

Tiếp theo, mình cố gắng “điều hướng” Mầm – Lá tới những hoạt động yêu thích của con như vẽ tranh, chơi đất nặn, tô màu… Đôi khi mình phải “cho xem một tí” để xoa dịu tinh thần của con. Mỗi lần được làm điều mình thích, cơn cáu giận của Mầm – Lá được xử lý khá nhanh. Đến khi con bình tĩnh hẳn lại, đủ vui vẻ để nhìn lại lúc cáu giận, mình thường ngồi lại để nói chuyện cùng hai chị em. Tuy hai bạn bé nhà mình còn nhỏ, nhưng mình không bao giờ nghĩ “trẻ con thì biết cái gì” mà lúc nào cũng nói chuyện và giải thích cho Mầm và Lá hiểu những điều đang diễn ra với sự thay đổi mỗi ngày của con. Vì vậy, mình cố gắng để em bé gọi tên được cảm xúc và nói ra được mong muốn của bản thân, tìm cách xử lý được vấn đề của chính mình.

Mình tin rằng, cả người lớn và trẻ nhỏ, chẳng ai muốn tức giận hoặc trở thành một người luôn cáu kỉnh. Chắc hẳn sau mỗi cơn tức giận, ai cũng thấy mệt mỏi cả. Tuy nhiên, mình và hai em bé đều phải rèn luyện để chấp nhận những thứ không theo ý muốn trong cuộc sống. Khi mình còn nhỏ, chẳng ai dạy mình những điều này cả, bản thân mình cũng đã va chạm và thua thiệt nhiều từ những cơn cáu giận chả ra sao cả. Vậy nên, nếu em bé của mình được dẫn dắt, điều chỉnh được những cơn tức giận vô lý sẽ tốt hơn nhiều.

Mình, và hai em bé, đang cùng nhau cố gắng mỗi ngày thôi.

Tham khảo:

  • Yale medicine
  • Very well family
  • Familydoctor
  • Yalemedicine
  • Parents

KT

2021.03.07

#raisingbaby #nuôicon #em_bé_của_mẹ

The post [ Raising babies ] Mình đã làm gì khi em bé tức giận? appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1351
[ Parenting ] Thời gian cho con http://goccanh.com/thoi-gian-cho-con/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=thoi-gian-cho-con Thu, 06 Jan 2022 09:06:03 +0000 http://goccanh.com/?p=1331 Hôm qua, trong lúc đọc tin trên Internet, mình có thấy thông tin, bài viết về gia đình một người gốc Việt ở Mỹ bị hoả hoạn trong khi cố gắng sưởi ấm. Theo đó, bà ngoại tới chơi cùng ba em bé xinh xắn, dễ thương đã cùng nhau đi về phía thiên đàng. […]

The post [ Parenting ] Thời gian cho con appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Hôm qua, trong lúc đọc tin trên Internet, mình có thấy thông tin, bài viết về gia đình một người gốc Việt ở Mỹ bị hoả hoạn trong khi cố gắng sưởi ấm. Theo đó, bà ngoại tới chơi cùng ba em bé xinh xắn, dễ thương đã cùng nhau đi về phía thiên đàng. Trong bài viết về người phụ nữ ở lại, mình chỉ ngừng lại thật lâu khi đọc đến đoạn chị ấy hối hận vì đã không dành nhiều thời gian cho con của mình khi mấy đứa nhỏ còn sống. Mình chợt nghĩ về thời gian của mình dành cho Mầm và Lá, không biết đã đủ chưa, hay mình đã mải mê với những công việc và sự quan tâm khác, mà đã có lúc lơ là hai bạn ấy.

Mỗi người dù là ai đi chăng nữa cũng chỉ có 24 tiếng mỗi ngày. Khi còn trẻ, mình đã không thể tận dụng được thời gian của mình để phát triển bản thân, nên mình đã lựa chọn cố gắng nhiều hơn nữa sau khi Mầm – Lá đến với cuộc sống của mình. Mình dành thời gian để nâng cấp bản thân, để quan tâm tới gia đình, để đồng hành cùng con trong suốt quá trình lớn lên. Đã có lúc mình cảm thấy rất mệt đấy. Từ Tết năm ngoái, có những lúc Mầm – Lá nghỉ tránh dịch covid ở nhà, 4 bố mẹ con quanh quẩn học, chơi, ca hát, thể dục… cùng nhau. Bao nhiêu dự định dang dở, công việc chồng chất, kế hoạch phát triển bản thân đang bắt đầu vào guồng… đều bị chững lại, gác sang một bên để mình và ox có thể thu xếp thời gian cho hai bạn.

Nhiều gia đình đã lựa chọn gửi con về ông bà trong suốt thời gian nghỉ học mặc dù họ có thể thu xếp theo một cách khác. Thế là một kỳ nghỉ Tết tới hè, nối tiếp những ngày hè, rồi loanh quanh lại tới Tết, thời gian con ở cùng ông bà, họ hàng trong thời gian hơn một năm, và còn dài hơn nữa bởi dịch covid chưa biết bao giờ kết thúc, đã nhiều hơn thời gian ở cùng với bố mẹ. Gia đình mình đã lựa chọn ở cùng nhau trong suốt thời gian này. Đây là lựa chọn của mình, và như rất nhiều những lựa chọn khác, mình đã phải đánh đổi nhiều thứ dành cho bản thân và công việc. Quan điểm của mình vẫn chưa bao giờ thay đổi từ khi lựa chọn có con: chỉ có bố mẹ đồng hành cùng con mới có thể nuôi dạy một cách tốt nhất và có cơ hội ở cạnh con khi các em bé đã lớn lên. Vì vậy mình, ox và Mầm – Lá đã cùng nhau vượt qua quãng thời gian này, nhà mình đã không quẳng gánh nặng và những khó khăn này sang ông bà hay bất kỳ ai khác.

Nhưng trên tất cả, có lẽ đây là khoảng thời gian mà cả nhà mình ở cùng nhau dài nhất. Bình thường, dù mình có cố gắng đón con sớm khi các hoạt động ở trường kết thúc, cũng là 4 rưỡi chiều. Khi về nhà, mình và ox còn cần rất nhiều thời gian để chuyện trò, trao đổi, vui chơi cùng con mới phát hiện ra những điều cần uốn nắn, định hướng. Thời gian này kể ra cũng tốt, mình đã biết cách “xử lý” mỗi khi chị Mầm khóc giãy lên đòi kẹo bánh, đòi đi chơi, khi có gì không vừa ý, mình và ox cũng đã cho Mầm học tiếng Anh trên ứng dụng nhiều hơn, tập đàn nhiều hơn. Mình cũng biết em Lá bắt đầu biết trêu đùa, bướng bỉnh, có những thói quen cần điều chỉnh dần, ox mình cũng cho em học tiếng Việt bằng hình ảnh, rồi trong lúc nhà mình nói chuyện tiếng Anh với Mầm, em Lá cũng bập bẹ nói theo luôn.

Đôi khi, trong vài cuộc gặp người khác, có thể họ nghĩ “câu chuyện làm quà”, họ bảo với mình và ox đẻ thêm đứa nữa đi “cho vui”. Mình khá là không thích những người đấy, thường sẽ hạn chế gặp gỡ và nói chuyện về sau. Mình chưa bao giờ nghĩ có con để cho vui, để rồi bố mẹ lại sấp mặt với công việc và lo toan cuộc sống hay những thú vui cá nhân, để mặc những đứa trẻ “trời sinh voi sinh cỏ”. Mình cũng chưa bao giờ tự ti vì Mầm – Lá là hai cô con gái nên mình phải cố đẻ con trai bởi suốt thời gian qua cùng hai em bé dù có những lúc stress vô cùng nhưng lại quá đỗi ngọt ngào. Khi có thêm em Lá, mình và ox bận rộn, cố gắng gấp năm, gấp bảy lần chứ không chỉ là gấp đôi. Mình đã từng nghĩ nếu có thêm một bé nữa, chưa nói đến những chuẩn bị về tài chính, sức khoẻ, kế hoạch phát triển, mà mình sẽ gói ghém thời gian thế nào cho mình, cho các con, cho ox, cho gia đình để thật công bằng. Mình đã từng nghĩ, nếu có hơn hai em bé, mỗi khi có sự kiện gì cần bố mẹ có mặt, mình và ox làm sao có thể phân thân để ở cạnh tất cả các con. Như thế, em bé thiếu vắng bố mẹ sẽ thật tủi thân và thiệt thòi.

Cũng có những khi mình cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng kinh khủng, nhất là lúc Mầm – Lá buồn ngủ và khóc giãy lên đòi hỏi, là những lúc không thể nói lý lẽ, lại càng không thể quát mắng để ép con phải theo ý mình, không thể quá nuông chiều để thành thói quen xấu cho con. Hoá ra thời gian mà bố mẹ dành cho con không chỉ hiểu em bé hơn, vun vén tình cảm gia đình, mà còn là lúc người lớn tự rèn giũa bản thân mình. Hoá ra giai đoạn khó khăn nào cũng sẽ qua. Chỉ có thời gian cả gia đình ở cùng nhau giữa cuộc sống bộn bề này chẳng thể nào quay trở lại.

2021.02.24

KT

Ảnh: unsplash (Nathan Dumlao)

The post [ Parenting ] Thời gian cho con appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1331
| Bebe | Học online và những ngày ở nhà http://goccanh.com/bebe-hoc-online-va-nhung-ngay-o-nha/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bebe-hoc-online-va-nhung-ngay-o-nha Sun, 05 Sep 2021 10:47:31 +0000 http://goccanh.com/?p=1302 Mình nghe nói hôm nay, 5/9, học sinh sẽ tham gia khai giảng online rồi sau đó học online cho tới khi dịch bệnh dịu đi, các con lại được tới trường. Không biết nhà khác ra sao, chứ chị Mầm nhà mình là mong tới trường lắm. Hôm trước mình họp phụ huynh online […]

The post | Bebe | Học online và những ngày ở nhà appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Mình nghe nói hôm nay, 5/9, học sinh sẽ tham gia khai giảng online rồi sau đó học online cho tới khi dịch bệnh dịu đi, các con lại được tới trường. Không biết nhà khác ra sao, chứ chị Mầm nhà mình là mong tới trường lắm. Hôm trước mình họp phụ huynh online 1 buổi mà Mầm cứ ngóng được học cùng các bạn tận mấy ngày sau, hôm nào cũng “mẹ ơi, hết dịch bệnh là con được đi học hả mẹ?”.

Ảnh: mạng

Dịch bệnh cũng đã gần 2 năm, thời gian học online kéo dài nên chắc hẳn bố mẹ và các con cũng quen dần với nhịp này rồi. Nhưng mình thấy thương các em bé vô cùng khi phải dán mắt vào màn hình theo thời khoá biểu trên trường. Nhà nào người lớn có thời gian thì kèm cặp, theo dõi sát sao hơn xíu, hỗ trợ con vượt qua những lúc thấy nản, thấy khó. Nhà nào người lớn bận rộn thì con học online vừa khéo để ông bà bố mẹ khỏi phải trông. Tất nhiên, rồi em bé nào cũng vượt qua thời gian khó khăn này và nhiều kỹ năng mới cũng được hình thành, nhưng mình quan tâm hơn cả là cách bố mẹ cùng con vượt qua thời gian này.

Hôm vừa rồi bên trường chị Mầm có thông báo học online, sáng 2 tiếng, chiều 2 tiếng với chương trình toán, tiếng Việt, tiếng Anh để chuẩn bị năm sau vào lớp 1. Bên trường em Lá cũng có chương trình online để các con làm quen lại với trường lớp và cô giáo. Nhưng mình không đăng ký cho hai em bé, lý do lớn nhất là thời lượng nhìn màn hình trong ngày quá nhiều. Hơn nữa, vì em Lá còn nhỏ, tương tác trực tiếp có lẽ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tổng thời gian của trường Mầm là 4 tiếng, thêm mấy lần “cho con xem một tí”, trước khi đi ngủ… theo thói quen hàng ngày là hai em bé (nhất là Mầm) sẽ ôm ipad, máy tính chừng 5 giờ đồng hồ. Với mình, như vậy là quá nhiều với em bé 5 tuổi và gần 3 tuổi. Hiện nay mình đang giới hạn cho Mầm và Lá khoảng 1h mỗi ngày, chia làm nhiều lần 8-15 phút. Sự chênh lệch thời lượng này là nhiều, gây áp lực khá lớn lên mắt của hai em bé. Mà mình thì không muốn như vậy.

Thời gian ở nhà dài đằng đẵng này, nhiều người lớn cũng bị áp lực và thấy căng thẳng, huống chi là các em bé. Unicef còn có hẳn mấy bài viết gợi ý cho bố mẹ những cách để giúp chăm sóc sức khoẻ tâm lý cho con trong giai đoạn này. Hoá ra không phải con cứ ngồi yên, hoặc yên tĩnh làm việc của mình là bố mẹ có thể hoàn toàn không phải lo lắng gì, sự yên tâm dẫn đến chủ quan và thiếu quan tâm tới tinh thần của em bé. Những vấn đề nhỏ cứ tích dần lại rồi chẳng thể xử lý khi các em bé lớn dần lên.

Suốt hơn 4 tháng vừa rồi, mình và ox đã sắp xếp lại kế hoạch làm việc, học tập của bản thân để thay nhau dành thời gian cho Mầm – Lá. Đôi lúc hai em bé khóc mếu đòi hỏi, đôi lúc lại bật nhạc cầm mic vừa nhảy vừa hát theo, có khi lại ngoan như mèo bảo “con muốn học một tẹo”, có khi lại túc tắc cùng nhau chơi trò đóng kịch… Cái nọ nối tiếp cái kia, cũng chẳng mấy mà hết ngày. Đôi lúc mình cũng mệt mỏi và sẵn sàng quạu cọ, nhưng rồi mình với ox lại an ủi nhau “ở nhà lâu quá ấy mà”. Chơi chán, hai em bé hoá thành hai chị boss biết “ra lệnh”: “bố hoặc mẹ chơi cùng các con đi”. Thế là mình hoặc ox lại ngừng công việc, buông xuống hết lo lắng và tập trung để chơi hoặc học cùng Mầm và Lá.

Mình thấy điều may mắn nhất là Mầm – Lá chưa đến tuổi bắt buộc phải học online để theo kịp chương trình của trường, các lớp học qua zoom vẫn đang là gợi ý và tự nguyện. Thời gian này có ảnh hưởng tới hai em bé là điều không thể tránh khỏi, và cả nhà mình đang cố gắng để giảm “thiệt hại về tinh thần” tới mức thấp nhất. Rồi mọi thứ cũng sẽ ổn thôi.

KT

2021/09/05

#học_online #lockdown

The post | Bebe | Học online và những ngày ở nhà appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1302
| Parenting | Ở nhà với em bé http://goccanh.com/parenting-o-nha-voi-em-be/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=parenting-o-nha-voi-em-be Sun, 23 May 2021 16:27:11 +0000 http://goccanh.com/parenting-o-nha-voi-em-be/ Mỗi ngày ở nhà, Mầm – Lá gọi hai chữ “mẹ ơi” không biết bao nhiêu lần. Có lúc mình “dạ” để đáp lời, có lúc đang dở việc hoặc mệt thì mình cũng hơi quạu chút xíu. Phần lớn là mình ngừng việc đang làm để đáp lời của boss 😑 hàng ngày, công […]

The post | Parenting | Ở nhà với em bé appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Mỗi ngày ở nhà, Mầm – Lá gọi hai chữ “mẹ ơi” không biết bao nhiêu lần. Có lúc mình “dạ” để đáp lời, có lúc đang dở việc hoặc mệt thì mình cũng hơi quạu chút xíu. Phần lớn là mình ngừng việc đang làm để đáp lời của boss 😑 hàng ngày, công việc, học hành, luyện tập của mình gián đoạn liên tục vì sự có mặt của hai chị em.

Ảnh: freepik

Thế mà có lúc Mầm – Lá chơi trò mẹ con với nhau. Mình nghe thấy “mẹ ơi”, lật đật quay sang “dạ” thì bị phũ “con có gọi mẹ đâu, con gọi mẹ này cơ mà” 😅

Những ngày nghỉ ở nhà, phần lớn mình để cho hai chị em tự chơi cùng nhau, tự sáng tác ra các loại bài hát (đi tắm, ăn cơm, uống sữa…), tự vẽ vời… Thỉnh thoảng, ox mình chơi cùng hai bé trò bác sĩ, cô giáo hoặc bật nhạc nhảy cùng con 😅 Mình có lúc chơi cùng, có lúc tranh thủ làm việc hoặc nấu ăn, có lúc được em bé “dạy cho cách tắm mưa” (thật ra là cách dùng vòi sen đứng ấy), có lúc “cam chịu” làm bệnh nhân để hai bác sĩ khám bệnh, rồi hơi đau nhẹ là đưa bệnh nhân ra chích thuốc 🤣

Con nhà bạn mình, thấy đang lăn ra tập viết, tập tính toán phạm vi 20. Nhà mình quyết định năm sau cho chị Mầm lớp 1 xoá mù cũng được 😅

Mấy bữa nay chị Mầm học được cách đặt cơm, sự hào hứng với rửa bát vẫn đang cao ngút. Em Lá cũng đã líu ríu nói tiếng Anh, lưỡi uốn éo buồn cười không thể tả được.

Mỗi tội, nghỉ hè nên hai chị em ham chơi và hay xin xỏ “cho con xem thêm một tí thôi”. Phần lớn là mình và ox nói không, kèm theo một câu khá là cứng “không phải lúc nào mình muốn cũng được con ạ” 🤣 rồi nhìn hai bả tiu nghỉu xị mặt ra. Mỗi lần hai chị em xem hoạt hình (mình xài YouTube kids và Netflix kid) hoặc chơi (game baby bus), mình và ox thường hẹn giờ tối đa 10ph, tổng cả ngày chừng 1 tiếng. Thời gian có lẽ là không quá nhiều. Nhưng mình biết, các hoạt động cho các em bé còn nhiều thứ thú vị hơn màn hình tivi, máy tính, điện thoại. Chỉ cần bố mẹ để ý một chút, dành thời gian thêm một chút cùng con. Cũng khó và mệt, nhưng ráng thêm chút thì cũng được thôi nè.

KT

#nghỉ_hè #nghỉ_dịch #covid19 #parenting #nuoidaycon #KT #khatue

The post | Parenting | Ở nhà với em bé appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1270
| Parenting | – Khi em bé ẩm ương http://goccanh.com/parenting-khi-em-be-am-uong/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=parenting-khi-em-be-am-uong Thu, 06 May 2021 14:35:48 +0000 http://goccanh.com/?p=1256 Đã một thời gian mình không viết về hoạt động hàng ngày với Mầm và Lá. Đôi lúc mình cảm thấy mệt mỏi và bế tắc thật đấy. Dạo này chị Mầm và em Lá đều đang ở thời kỳ ẩm ương, khó bảo, có khi mình không thể tìm được lý do để thuyết […]

The post | Parenting | – Khi em bé ẩm ương appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Đã một thời gian mình không viết về hoạt động hàng ngày với Mầm và Lá. Đôi lúc mình cảm thấy mệt mỏi và bế tắc thật đấy. Dạo này chị Mầm và em Lá đều đang ở thời kỳ ẩm ương, khó bảo, có khi mình không thể tìm được lý do để thuyết phục và làm cơn giận dữ của hai chị em dịu lại, mình còn phải gồng lên để kiềm chế cả cơn tức giận của mình nữa. Lúc ấy, mình mặc kệ, lúc cơn giận của mình, cơn khó ở của con qua đi, mọi thứ đều dễ nói chuyện hơn nhiều.

Ảnh: freepik

Chị Mầm đã sắp 4 tuổi, nhưng vẫn có lúc tủi thân, khóc đòi, nhất là mỗi khi Mầm buồn ngủ. Bình thường con cực kỳ hiểu chuyện, cười nói câu nào câu đó ngọt lịm, cái nào không hợp lý đều có thể giải thích và đưa ra phương án thay thế. Vậy mà lúc khóc đòi hoặc buồn ngủ thì Mầm “biến hình” thành một em bé không cần nói lý lẽ, bất chấp nỗ lực thuyết phục của bố mẹ để lặp lại điệp khúc “không, không”. Có lần mình thấy buồn cười, vì cái vẻ mặt dằn dỗi của Mầm rõ ràng muốn bố mẹ đáp ứng điều gì đó, nhưng lại không muốn nói ra, đợi mình đưa ra nhiều lời dụ dỗ, rồi lúc hết cơn thì bắt đầu “đòi nợ”. Về sau, đã có kinh nghiệm, mình thường kiên nhẫn nói câu: “nếu con không nói được nhu cầu của con thì mẹ không thể biết được. Con nói ra con muốn gì thì cả hai mẹ con sẽ xem có hợp lý hay không?”. Thái độ của Mầm sau nhiều lần “không, không” đã dịu đi nhiều và bắt đầu nói ra được ý muốn của con. Mình thấy may mắn, vì ít nhất con vẫn thể hiện được cảm xúc và giao tiếp được với mình.

Điều khiến mình căng thẳng và thấy “kinh hoàng” nhất là mỗi khi Mầm khóc đòi hoặc Lá khóc ré lên do chưa nói được ra bản thân muốn gì. Mà thường thì mỗi khi một bé khóc thì đứa còn lại chẳng có lý do gì chịu ngồi im, thế là hai chị em cùng đồng thanh khóc. Mỗi lần như thế, mình chỉ muốn vỡ tung cả đầu, mình tin rằng tiếng khóc của con là thứ vũ khí có tính sát thương lớn nhất với tinh thần người mẹ. Có lúc là thương, có lúc là cáu giận, có lúc lại cảm thấy bất lực. Mình đã từng không kiềm chế được cảm xúc, và mình hét lên, mình cáu kỉnh với Mầm và Lá. Em bé ngừng khóc thật. Nhưng chỉ do một phút giật mình và hoảng sợ, sau đó lại ré lên khóc nức nở, tức tưởi, trong mắt ngoài phần tủi thân còn thêm phần sợ hãi. Rồi mình hối hận, mình ôm lấy con xin lỗi.

Em Lá thì chưa đầy 2 tuổi, nói còn chưa sõi, chỉ ê a và nhại lại chữ cuối cùng của người lớn. Những lúc em cao hứng, mình lại hướng dẫn em nói từng từ để hoàn chỉnh một câu. Lá rất vui, mình nhớ hồi Mầm học nói cũng vui như vậy. Nhưng có khi em Lá muốn đòi cái gì đó mà nói và chỉ hoài bố mẹ không hiểu là em quạu, em khóc ầm lên. Khi ấy, mình stress kinh khủng, có khi chỉ muốn quất cho vài cái. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ mình chưa bao giờ đánh con, mình nghĩ mới cáu giận mà con còn sợ hãi như thế, mình hối hận như thế. Nếu thật sự đòn roi quất xuống, không biết phải mất bao lâu mới có thể nhoà đi trong ký ức của con. Trẻ con bây giờ ấy mà, hiểu biết hơn mình ngày xưa, nhưng cũng nhạy cảm ghê lắm. Em Lá mỗi khi ẩm ương thì dễ hơn chị Mầm nhiều. Trẻ con mà, não cá vàng nên chỉ cần có thứ khác thu hút sự chú ý của em là sẽ ổn. Có khóc, nhưng cũng chỉ chút xíu thôi.

Mình nghĩ là em bé nào cũng sẽ có những giai đoạn ẩm ương, chỉ có bố mẹ hoặc những người thân cận nhất với bé mới có thể hiểu và “xử lý” được. Mình có thể trút bỏ gánh nặng này cho giúp việc, cho ông bà, khi nhận con về đã là một em bé qua giai đoạn ẩm ương thế này. Nhưng mình và ox đã lựa chọn tự nuôi dạy Mầm – Lá. Có mệt, có căng thẳng, có cả những khi đuối sức, chỉ là mình không muốn bị cảm giác vô trách nhiệm với con đeo bám, không muốn khi con lớn lên, mình lại không thể hiểu và đồng hành cùng con. Thứ duy nhất bố mẹ cần mỗi khi con khó ở, có lẽ là sự kiềm chế. Kiềm chế cảm xúc căng thẳng và tức giận của bản thân, kiềm chế cảm giác bất lực khi không dỗ dành được em bé, kiềm chế những lần muốn thoả hiệp với “yêu sách” của con.

Mình biết vậy đó, nhưng còn cần phải cố gắng nhiều.

KT 2020/09/06

#mamiandbebe #mẹ_bé #parenting #nuoidaycon #nuôi_em_bé #KT #khatue #khả_tuệ

The post | Parenting | – Khi em bé ẩm ương appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1256
[Bebe] – Em bé học đàn piano http://goccanh.com/bebe-em-be-hoc-dan-piano-3/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=bebe-em-be-hoc-dan-piano-3 Sat, 02 Jan 2021 15:54:55 +0000 https://goccanh.com/?p=1193 Mình quyết định cho Mầm học piano khi con tròn 4 tuổi. Cách đây hơn 1 năm, mình đã học trước để tạo môi trường cho hai chị em Mầm – Lá tiếp xúc với âm thanh và đàn. Khó thật sự ấy. Mình còn nhớ đợt bắt đầu học, cứ sáng đưa Mầm đi […]

The post [Bebe] – Em bé học đàn piano appeared first on Góc Cạnh.

]]>
Mình quyết định cho Mầm học piano khi con tròn 4 tuổi. Cách đây hơn 1 năm, mình đã học trước để tạo môi trường cho hai chị em Mầm – Lá tiếp xúc với âm thanh và đàn. Khó thật sự ấy. Mình còn nhớ đợt bắt đầu học, cứ sáng đưa Mầm đi học về là mình tập liên tục 1 tiếng, vỡ bài từng dòng, mò mẫm từng nốt tay phải rồi tay trái, rồi ráp lại với nhau lại phải đúng phách đúng nhịp. Đã có lúc mình rất nản vì gặp mấy bài khó, rồi công việc, cuộc sống, các kế hoạch cuốn mình đi, mỗi ngày chỉ tranh thủ tập được chút chút, cả năm trôi qua vẫn loanh quanh mãi 4-5 bài quen.

Ảnh: piano keyboard (Pin)

Vì thế nên mình biết với một em bé 4 tuổi, chắc hẳn phải nỗ lực nhiều lắm mới có thể luyện tập được.
Bởi còn bé nên chưa nhận diện được nốt nhạc và tên nốt nhanh.
Bởi còn bé nên chưa tập trung học được trong thời gian dài.
Bởi còn bé nên cần mẹ phải kèm cặp từng chút một.

Ngày mai lại đến ngày học đàn. Tối nay mình với Mầm đã ngồi cùng nhau suốt 3-40 phút để luyện lại bài đàn cũ. Có lúc con vặn vẹo, ngơ ngác, mình không biết lúc đấy Mầm không nhớ thật hay cố tình trêu mẹ. Chỉ một lát sau lại đọc nốt vù vù (4 tuổi thì mới học câu ngắn và nốt có ghi ký hiệu thôi nè), tay ấn phím đâu vào đấy. Rồi lúc sau nữa mình hỏi lại thì lại ơ ơ a a. Thật sự, nếu gặp trúng hôm khó ở chắc dễ nổi quạu. Nhưng mình cũng đã từng rối ren như thế khi gặp mấy nốt cao tít hoặc thấp tè, phải thêm mấy gạch, thậm chí chuyển hẳn khoá nhạc để diễn tả, mình cũng từng lơ ngơ như thế trước những bản nhạc cổ điển mới mẻ. Huống chi Mầm còn nhỏ xíu. Lúc qua cơn chán, Mầm lại múa tay tít trên những phím đàn, chẳng cần biết nốt nào, đúng hay sai, chỉ cần có tiếng đàn là phá lên cười hihi. Rồi kéo cả em Lá trèo lên ghế để hai chị em “song tấu”.

Mình nghe nói học đàn sớm để rèn luyện độ tập trung của em bé. Nghe nói luyện tập đều 2 tay để phát triển cả hai bán cầu não. Nghe nói nhiều thứ liên quan đến việc cho em bé đi học piano. Thế nhưng, mình cho Mầm, dự định cả em Lá học piano không phải vì những điều “nghe nói”. Mình chỉ muốn cho em bé của mình tiếp xúc với mọi thứ xung quanh để thấy được thành công ở một lĩnh vực nào đó, là nhiều thời gian rèn giũa không ngừng, cũng như rất nhiều công sức, nỗ lực để vượt qua những lúc nản lòng thoái chí.

Hôm nay chắc chắn không phải là buổi duy nhất mình cùng “chiến đấu” với Mầm. Mình tin là dần dần Mầm sẽ quen, mọi thứ sẽ trở nên bớt khó khăn hơn, con sẽ thấy hứng thú hơn khi đánh được vài bản nhạc cơ bản, rồi khó dần lên. Mầm học đàn, mình mất nhiều thời gian hơn để học cùng con rồi hướng dẫn con tự tập mỗi ngày. Chắc cũng phải một thời gian lâu lâu Mầm mới bắt đầu vào guồng, rồi sẽ tới em Lá nữa. Nhưng mình tin rằng chỉ cần bước đầu rèn luyện thật cẩn thận, tỉ mỉ, về sau sẽ nhẹ nhàng hơn, cũng như cách mình và ox đã rèn thói quen cho Mầm và Lá vậy.

2021.01.02

GC

#piano #em_bé #học_đàn #bebe #mami&bebe

Ảnh: Pin

The post [Bebe] – Em bé học đàn piano appeared first on Góc Cạnh.

]]>
1193